1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Chùm ảnh:

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù

(Dân trí) - Đến La Phù nhằm ngày 13 tháng Giêng (Âm lịch), người ta thấy Tết trở lại! Trẻ con được mặc áo mới, người lớn hội họp cơm rượu linh đình. Cờ, phướn cắm dày từ đường cái quan vào đến tận cùng các con hẻm, thôn xóm oang oang tiếng nói cười.

Hội làng La Phù năm nào cũng to, hội là lúc để người dân nhớ đến ân đức vị lạc tướng Tĩnh Quốc (thời Hùng Vương) đã từng đóng quân ở làng.

La Phù thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, nằm trong vùng đất có những lễ hội (hội làng) dân dã, mộc mạc, như hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng xã người Việt. Hội làng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống cộng đồng ở nông thôn, cũng vì lẽ đó nên nơi nào cũng có. Mục đích thường là thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân, tổ nghề… và là lúc để vui chơi, hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả.

Đặc biệt nhất của hội La Phù là cuộc thi lợn của các xóm, xuất phát từ tích dân làng mang lợn đến dâng cho vị tướng Tĩnh Quốc để mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc mà có.

Lợn mang lên dâng tế ở đình được gọi bằng “ông”, nuôi dưỡng cẩn thận và sạch sẽ. Khi làng vào đám, “ông lợn” của mỗi xóm sẽ được làm sạch và trang trí thật đẹp để rước ra đình chấm điểm.
 
Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 1

Bắt đầu từ khoảng 10 giờ sáng, ông lợn đẹp nhất của các xóm được mang ra mổ sau nhiều tháng chăm bẵm cẩn thận

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 2

Sau khi được mổ, các ông lợn phải được cạo lông thật sạch sao cho da thật trơn, nhẵn, kỹ nhất là phần “gương mặt”

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 3

Mỡ lá lấy ra đem phủ khắp thân của “ông”

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 4

Sau khi làm sạch sẽ, ông lợn được đặt lên bàn rước sơn son thếp vàng rất trang trọng

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 5

Với thân hình béo tốt, nặng trên 2 tạ, việc cân chỉnh phải thật khéo sao cho toàn bộ thân “ông” phải thẳng, đầu hơi hếch lên phía trên

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 6

Buổi chiều trước khi rước, các xóm phải cử đại diện ra đình làng để trình cùng với những tiết mục múa dân gian vui vẻ

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 7

Sau đó, ở mỗi xóm trước nhà cai đám đoàn rước tề tựu đông đủ

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 8

Nét lo lắng hiện lên trên mặt các cụ khi ông lợn của xóm nào cũng đẹp

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 9

Trên đường rước ra đình, các “ông” được chăm sóc rất kỹ

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 10

Những ông lợn đang tiến vào đình làng dưới đôi vai khỏe mạnh của đám tráng đinh

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 11

Các ông lợn đều còn tươi, chưa luộc

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 12

Chỉ có phần nội tạng là được luộc chín rồi cho vào mâm để bày

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 13

Trong đình chỉ có các cụ mới được ngồi để làm lễ và ngắm các ông lợn

Lễ tế “ông lợn” đặc sắc ở La Phù - 14

Tất cả 16 “ông” của 16 xóm được xếp ngay ngắn trong đình chờ chấm điểm, nhưng cho dù thắng hay thua thì “ông” và dân làng La Phù cũng đã thể hiện trọn vẹn tấm lòng thành.
 
Hữu Nghị