PhotoStory

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại

Thực hiện: Hữu Nghị

(Dân trí) - Khuê Văn Các được chọn làm biểu trưng chính thức của Thủ đô Hà Nội năm 1999. Đây là một công trình mang hình tượng của sao Khuê - ngôi sao tượng trưng cho văn hóa, văn học của dân tộc Việt.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 1

Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805, là một trong 5 cổng chia khu vực nội tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành 5 lớp không gian khác nhau. Cổng Khuê Văn Các thuộc lớp không gian thứ hai - khu Thành Đạt, nằm giữa cổng Đại Trung và Đại Thành.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 2

Nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa của Việt Nam, xưa Gác Khuê Văn vốn là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 3

Điểm nhấn của người xưa nằm ở phần gác trung tâm, bốn mặt vách đều có cửa trổ ra hình tròn với tám tiếp điểm là những đường gỗ nối dài xung quanh. Một cách hình tượng, đây là hình ảnh ngôi sao Khuê lấp lánh giữa bầu trời với những tia sáng lan tỏa, gợi hàm ý tập trung tinh hoa của đất trời quanh đạo học của con người...

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 4

Công trình Khuê Văn Các là một lầu vuông 8 mái, gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, được xây trên một nền vuông lát gạch Bát Tràng, xây cao hơn so với mặt đất khoảng 1m. Tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng, mái cũng gồm 2 tầng và được lợp ngói ống.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 5
Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 6

Bốn cạnh gác có diềm gỗ được chạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can hình con tiện. Ở bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ tỏa ra bốn phía, tượng trưng cho các tia sáng của sao Khuê.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 7

Tầng dưới là 4 cột trụ hình vuông với họa tiết cầu kỳ, bốn bề để trống.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 8

Đi qua Khuê Văn Các sẽ đến giếng Thiên Quang, rồi đến cổng Đại Thành. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác. 

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 9

Được thiết kế theo lối kiến trúc tam quan truyền thống của người Việt, Khuê Văn Các là cổng chính, hai bên là hai cổng Bí Văn (văn chương trau chuốt, sáng sủa) và Súc Văn (văn chương hàm ý, súc tích).

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 10

Với những tư tưởng, triết lý sâu xa, tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt, Khuê Văn Các được coi là biểu trưng cho nền văn hiến Việt Nam. Năm 1999, Khuê Văn Các chính thức được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Trong ảnh là Khuê Văn Các đươc nhìn thấy từ Vườn bia tiến sỹ, thuộc lớp không gian thứ 3.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 11

Trên gác có treo tấm biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ Hán: Khuê Văn Các nghĩa là "gác Khuê Văn". Xung quanh 4 mặt gác đều có câu đối mang nội dung tôn vinh vẻ đẹp của gác Khuê Văn và đạo học dài lâu. Theo cách lý giải của người xưa, Khuê là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao. Chòm sao Khuê có 16 ngôi, sắp xếp khúc khủyu giống như hình chữ Văn. Trong sách Hiếu kinh có ghi: "Khuê chủ văn chương", tức sao Khuê là sao chủ của văn chương.

Điều ít biết về Khuê Văn Các ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới mở cửa trở lại - 12

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, là điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng.