1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vợ chồng Thủ tướng Anh Tony Blair “nuy”

(Dân trí) - Bức tranh vẽ vợ chồng Thủ tướng Anh Tony Blair “nuy” rời khỏi dinh thủ tướng trên nền cảnh miêu tả sự bất ổn tại Iraq sẽ là tâm điểm tại cuộc triển lãm tranh hàng năm lớn nhất, mở cửa từ ngày 6/6 tại London.

Ông Tony đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng trên các phương tiện truyền thông cho sự ra đi của mình, mà không ngờ tới món quà khó chịu dành tặng 10 năm nắm quyền của ông.

 

Từ ngày 6/6 tới, khách có thể được chiêm ngưỡng một bức tranh đặc biệt tại Viện hàn lâm hoàng gia, trong khuôn khổ triển lãm tranh mùa hè lớn nhất thế giới. Triển lãm mở cửa tự do, diễn ra trong 10 ngày dự kiến thu hút lượng lớn khách thăm quan, bởi trong năm 2006, có 150.000 lượt khách thăm triển lãm.

 

Bức tranh mang tiêu đề “Iraq Triptych” có kích thước 4,5m x 5m đã giành được giải thưởng hội họa hàng năm Hugh Casson trao tặng nhân dịp triển lãm 2007. Đầu tháng 6, Giám đốc Royal Academy, ngài Nicholas Grimshaw đã giới thiệu tác phẩm của Sandle trong bữa dạ tiệc thường niên của Viện hàn lâm, với sự tham dự của rất nhiều quan khách chính phủ.

 

Họa sĩ Michael Sandle năm nay 71 tuổi, từng có nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới. Ông thực hiện tác phẩm “Iraq Triptych” bằng than tô, theo phong cách hội họa Trung cổ vẽ cảnh Adam và Eva bị đuổi khỏi thiên đường. Ông bà Blair ngượng ngùng vì “nuy” rời dinh thủ tướng, giữa hai panô khá lớn. Một panô tố cáo sự tàn bạo của các lực lượng quân sự Anh tại Iraq, một vẽ cảnh chất đống các tử thi của thương dân Iraq dưới cơn mưa đồ viện trợ nhân đạo theo phong cách của danh họa Hà Lan gốc Đức Hieronymus Bosch (thế kỷ XV).

 

Tấm panô thứ nhất lấy cảm hứng từ vụ Donald Payne, viên hạ sĩ Anh bị tố cáo đã có hành vi đối xử phi nhân tính với tù nhân Iraq và bị truy tố theo Đạo luật Tòa án Tội phạm Quốc tế 2001 vào năm 2005, cùng với một số sĩ quan Anh khác. Sandle quyết định đặt tên cho panô này là “Corporal Payne's Chorus" (Dàn hợp xướng của hạ sĩ Payne), bởi trong các lần tra tấn, Payne thường mời đồng đội tới nghe các từ nhân bị tra tấn gào thét.

 

“Iraq Triptych” được treo trang trọng ở gian trưng bày số 5 của Royal Academy, bên cạnh những tác phẩm thủy mặc lãng mạn và bức tranh tưởng niệm các binh sĩ Anh tham gia trận chiến Somme trong Đại chiến thế giới thứ nhất.

 

Sandle không phải được biết đến như một một nghệ sĩ mang khuynh hướng chính trị, nhưng cái giá mà con người phải trả trong các cuộc chiến đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm của ông. Với ông, cái chết của 650.000 ngàn dân thường Iraq kể từ khi cuộc chiến bắt đầu là giá quá đắt phải trả cho “nền dân chủ” do Mỹ và các đồng minh thiết lập.

 

Năm 1977, hoạ sĩ Sandle đã giới thiệu tác phẩm một tác phẩm khác trong đó chú chuột Mickey nổi tiếng của hãng Walt Disney biến thành một súng máy, với mục đích tố cáo sự hiện diện của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

 

Michael Sandle phát biểu: “Tôi rất tò mò muốn biết, từ những tìm kiếm lịch sử của riêng mình, làm thế nào chúng ta can thiệp vào vùng Vịnh sau khi Nhật Bản đã từ bỏ. Không phải người Mỹ hay người Pháp bắt đầu cuộc chiến mà chính là người Anh”.

 

Ngọc Nhàn

Theo Guardian