Mã số: 5254

Nỗi đau của nữ sinh nghèo phải dùng xích sắt trói mẹ bên giường

Tiến Thành

(Dân trí) - Mẹ bị tâm thần nặng, suốt ngày la hét, bỏ đi, Tuyên đành phải mua xích sắt, trói chân mẹ lại bên giường. Thương mẹ, đau cùng nỗi đau của mẹ nhưng cô học trò nghèo chẳng còn cách nào khác.

Tiếng la hét trong căn nhà cấp 4

Len lỏi theo con đường nhỏ đầy bùn đất và cỏ dại ở cuối thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đến căn nhà nhỏ của gia đình em Đinh Thị Tuyên (SN 2006).

Từ đầu ngõ, chúng tôi đã nghe thấy tiếng la hét, gào khóc phát ra từ trong căn nhà cấp 4 - nơi Tuyên và người mẹ tâm thần đang nương náu.

Nỗi đau của nữ sinh nghèo phải dùng xích sắt trói mẹ bên giường - 1

Tuyên và mẹ đang sống trong căn nhà cấp 4, xuống cấp ở cuối thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Tiến Thành).

Mẹ của Tuyên là chị Đinh Thị Lình (SN 1970), từ nhỏ đã khờ dại với các triệu chứng của bệnh tâm thần. Trước đây, 2 mẹ con Tuyên sống nhờ vào bà ngoại, đến năm 2017, người bà qua đời, mọi gánh nặng đổ dồn lên cô học trò nhỏ, khi đó mới 11 tuổi.

"Ngày nào cũng thế, khi thì bà ấy hét xong lại chửi bới, ném đồ đạc, khi thì khóc lóc. Ngày xưa không biết ở với ai rồi sinh ra bé Tuyên, con bé thiệt thòi đủ thứ, chẳng biết mặt bố, mẹ thì tâm thần, cơ cực không kể xiết", người hàng xóm tâm sự khi dẫn tôi vào căn nhà của Tuyên.

Thấy người lạ đến, chị Lình đang nằm trên giường bỗng chồm dậy, cầm chiếc cốc nhựa ném về phía chúng tôi rồi liên tục chửi bới. Phải đến khi em Tuyên đến bên cạnh vỗ về, người phụ nữ mới bình tĩnh trở lại, ngồi quay mặt vào trong tường rồi trùm chăn kín mít.

Nỗi đau của nữ sinh nghèo phải dùng xích sắt trói mẹ bên giường - 2

Thương mẹ, nhưng Tuyên không còn cách nào khác ngoài việc mua xích sắt, trói mẹ bên giường (Ảnh: Tiến Thành).

Nhẹ nhàng kéo chiếc chăn ra, để lộ đôi chân đang bị trói bằng xích sắt, Tuyên vừa xoa bóp chân cho mẹ, vừa tâm sự: "Cháu phải xích mẹ lại bên giường chứ sơ hở là mẹ bỏ đi, chỉ sợ ra đường gây chuyện với người khác, chưa kể xe cộ, rơi xuống ao hồ nữa. Phải trói mẹ lại thế này, phận làm con sao đành, nhưng cháu không còn cách nào khác cả".

Tuyên chia sẻ thêm, khoảng 5 năm trở lại đây, chị Lình gần như không còn làm chủ được hành vi, thậm chí không nhận ra được con gái. Tuyên có người cậu ruột cũng bị tâm thần, còn những người họ hàng khác đều vất vả nên chẳng giúp được gì cho em.

Nỗi đau của nữ sinh nghèo phải dùng xích sắt trói mẹ bên giường - 3

Tuyên một mình cáng đáng, chăm sóc mẹ (Ảnh: Tiến Thành).

"Nếu mở xích ra là mẹ chạy đi mất, em không giữ được, từ ăn uống, tắm rửa và cả đi vệ sinh của mẹ đều một chỗ, sau đó em chùi rửa sạch sẽ. Sợ nhất là những lúc mẹ lên cơn, không chịu ăn uống gì, chỉ đòi phá xích sắt, mẹ giật cho trầy xước hết cả chân. Cháu thương mẹ bệnh tật, vừa tủi phận cho cuộc đời của mình", Tuyên tâm sự.

Niềm mơ ước xa vời của cô học trò nghèo

Hoàn cảnh khốn khó, mẹ tâm thần, thi thoảng lại bị bạn bè trêu chọc khiến Tuyên trở nên tự ti, ít nói và sống khép kín. Ngày nào cũng vậy, sau giờ lên lớp, Tuyên lại lầm lũi về nhà để chăm sóc mẹ, lo bữa ăn từng ngày cho 2 mẹ con.

Nỗi đau của nữ sinh nghèo phải dùng xích sắt trói mẹ bên giường - 4

Mọi gánh nặng cuộc sống cứ đổ dồn lên đôi vai cô học trò nhỏ Đinh Thị Tuyên (Ảnh: Tiến Thành).

Cuộc sống của Tuyên và mẹ hiện nay chỉ biết nhìn vào số tiền trợ cấp ít ỏi của chị Lình. Để vượt khó, cô học trò nghèo Đinh Thị Tuyên còn trồng rau, nuôi thêm gà, đi gặt lúa thuê, mò cua, bắt ốc để bán… Cũng vì lam lũ mà cô học trò nghèo trở nên đen nhẻm, nhỏ thó.

Gia tài quý giá nhất của Tuyên là con bò được một đơn vị tặng cách đây mấy năm. Tuyên tâm sự, con bò chính là hy vọng để em được đến trường, trung bình mỗi năm, nó sẽ đẻ được 1 chú bê con, bán đi em mới có tiền mua sách vở, quần áo, trang trải việc học tập.

Tuyên đang học lớp 12, Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy, cô học trò nghèo hiểu rõ, muốn vượt qua cái đói, cái nghèo, có điều kiện chạy chữa, chăm lo cho mẹ, học tập chính là con đường duy nhất. Thế nhưng với gia cảnh của Tuyên hiện tại, giấc mơ đó thực sự nằm ngoài tầm với.

"Cháu ước mơ được làm cô giáo, ít ngày nữa là cháu thi tốt nghiệp cấp 3 rồi, cũng muốn vào đại học lắm, nhưng giờ mẹ cháu bệnh tật, tiền chẳng có lấy gì mà đi học hả chú. Mẹ bị như vậy, chẳng có người chăm sóc nên cháu cũng khó mà đi làm thuê, ở quê thì chẳng có việc gì cả", Tuyên buồn bã.

Nỗi đau của nữ sinh nghèo phải dùng xích sắt trói mẹ bên giường - 5

Tuyên khao khát được học đại học, trở thành một cô giáo (Ảnh: Tiến Thành).

Cô giáo Trần Thị Việt Hà, giáo viên chủ nhiệm của em Tuyên tâm sự, mặc dù chịu nhiều thiệt thòi, gia cảnh vất vả nhưng Tuyên là một học sinh hết sức chịu khó, luôn nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống.

"Trong những năm qua, nhà trường đã động viên, tạo mọi điều kiện để Tuyên đến lớp, bản thân em cũng cố gắng rất nhiều, học lực đủ sức để vào đại học, thế nhưng với hoàn cảnh hiện tại, rất khó để Tuyên theo đuổi ước mơ, tìm con đường có thể thay đổi tương lai, điều này cũng khiến tôi hết sức trăn trở", cô Hà nói.

Ông Nguyễn Hữu Nước, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thủy, cho hay, gia đình em Tuyên là trường hợp thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn của địa phương.

Theo ông Nước, nhiều năm qua, chính quyền cùng người dân địa phương luôn tạo mọi điều kiện, động viên, giúp đỡ mẹ con Tuyên. Tuy nhiên để Tuyên có cơ hội vào đại học, chăm sóc mẹ tốt hơn thì rất cần sự chung tay, quan tâm từ cộng đồng, tấm lòng của các nhà hảo tâm.

Về tình trạng của chị Đinh Thị Lình, chính quyền địa phương cũng đang nghiên cứu, đề xuất phương án để sớm đưa chị vào trung tâm tâm thần để được chăm sóc, điều trị tốt hơn, không phải chịu cảnh xích, trói, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho em Tuyên.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 5254 xin gửi về:

1. Em: Đinh Thị Tuyên 

Địa chỉ: Thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

ĐT: 0934.406.352

 2. Báo Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 5254)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Số 02 Nhà Thờ, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm