1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tương quan sức mạnh quân sự Azerbaijan - Armenia

Đức Hoàng

(Dân trí) - Azerbaijan có lợi thế so với Armenia về quân số, lực lượng mặt đất, và số lượng khí tài, trong khi Armenia được trang bị một số vũ khí hiện đại có thể giúp mang lại ưu thế trên không.

Armenia tung video siêu pháo Azerbaijan phóng “mưa” hỏa lực

Từ ngày 27/9, căng thẳng giữa 2 quốc gia Liên Xô cũ Azerbaijan và Armenia đã bùng phát trở lại, liên quan tới khu vực Nagorno-Karabakh. Đây là vùng lãnh thổ của Azerbaijan được cộng đồng quốc tế thừa nhận, nhưng có đa số dân số là người gốc Armenia. Armenia từ lâu đã hậu thuẫn về mặt tài chính và quân sự cho khu vực "điểm nóng" này. 

Căng thẳng giữa 2 nước đã kéo dài hàng chục năm qua và chưa thể tháo gỡ. Cuộc xung đột trong những ngày qua đã gây ra hậu quả cho quân đội và dân thường của cả hai bên.

Giao tranh giữa 2 quốc gia vẫn đang diễn ra khá quyết liệt, và 2 bên đã huy động nhiều hệ thống khí tài quân sự uy lực để tham chiến. 

Trong những ngày qua, phía Azerbaijan đã đăng tải nhiều đoạn video ghi lại cảnh các máy bay không người lái (UAV) của nước này tấn công vào khí tài quân sự và quân nhân Armenia. Đáng chú ý, lực lượng Azerbaijan được cho đã phá hủy ít nhất 6 hệ thống phòng thủ 9K33 Osa và 3 hệ thống phòng thủ 9K35 Strela-10 của đối thủ.

Đoàn xe quân sự Armenia nổ tung trong cuộc đụng độ với Azerbaijan

Dù Azerbaijan không tiết lộ loại UAV họ sử dụng trong các cuộc tấn công, nhưng giới quan sát quân sự phỏng đoán đây là chiếc Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. TB2 có khả năng phóng ra đạn dẫn đường chính xác cỡ nhỏ, mang lại hiệu quả chống lại các hệ thống phòng không tầm ngắn. Azerbaijan được cho đã mua TB2 từ Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 6/2020.

Ngoài ra, Azerbaijan được cho đã mua nhiều UAV trong nhiều năm qua, bao gồm UAV Harop của Israel. Tuy nhiên, chưa có thông tin về việc liệu Harop có được dùng trong những ngày qua hay không khi các đòn không kích từ Azerbaijan đã phá hủy nhiều xe tăng, xe thiết giáp của phía Armenia.

Armenia, trong khi đó, cho biết họ đã bắn rơi một số máy bay trực thăng của Azerbaijan và nhiều UAV khác. Ngoài ra, Armenia cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiêm kích F-16 từ không phận Azerbaijan bắn rơi Su-25 của Armenia. Azerbaijan đã bác bỏ thông tin này, cho rằng máy bay của Armenia gặp trục trặc và tự rơi. Thổ Nhĩ Kỳ cũng bác tin điều động F-16 hỗ trợ Azerbaijan.

Tương quan lực lượng quân sự

Trực thăng nghi của Azerbaijan bốc cháy như cầu lửa

Theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower tính đến thời điểm hiện tại, quân đội Azerbaijan đang xếp hạng 64/138, trong khi Armenia xếp thứ 111/138.

Armenia hiện có 4 chiếc Su-30SM do Nga sản xuất, loại vũ khí có thể mang lại lợi thế lớn khi không chiến. Azerbaijan, trong khi đó, cũng có nhiều tiêm kích Su-25, máy bay chiến đấu MiG-29, theo The Drive

Ngoài ra, sức mạnh của 2 nền quân đội còn nằm ở kho tên lửa đạn đạo tầm ngắn của 2 nước. Armenia được cho đã mua Iskander-M của Nga, cũng như có tên lửa Scud từ thời Liên Xô. Azerbaijan cũng có các tên lửa từ thời Liên Xô và họ cũng mua thêm tên lửa từ Israel trong những năm qua. 

Đồ họa mô tả sức mạnh quân sự 2 nước:

Tương quan sức mạnh quân sự Azerbaijan - Armenia - 1
Dòng sự kiện: Xung đột Nagorno-Karabakh