Tranh luận đầu năm quanh... blog “phản chủ” và cái alô “vạn năng”

(Dân trí) - Tuần đầu trở lại làm việc sau Tết, dư luận đã có ngay những điểm sôi mới về văn hóa ứng xử. Một là về bài viết trên blog “không thể tin nổi” của 1 đại biểu Quốc hội, hai là về vụ… lái xe vờ gọi trợ lý Thứ trưởng Công an, "dọa" CSGT…

Bài viết trên blog của đại biểu Phước (
Bài viết trên blog của đại biểu Phước (trái) đã đẩy vấn đề giữa hai đại biểu đi quá xa

 

Có học và có văn hóa

 

Chín người mười ý là chuyện cũng bình thường, khi tranh luận thì có những ý kiến trái chiều nhau cũng tương tự như vậy. Nhưng điều khiến dư luận đi từ sững sờ, ngạc nhiên tới… nổi đóa thay cho người trong cuộc lại là về cách ứng xử bị đại đa số người dân cho là thiếu văn hóa đó lại rơi vào một “ông nghị” thời nay. Khiến cho Nguyen Minh Tien tien.system@yahoo.com.vn và nhiều bạn đọc phải đưa ra nhận xét "xanh rờn": “Thì ra có học chưa hẳn đã có… văn hóa!”

 

Cách hành xử gây sốc với rất nhiều người đó, cũng có được vài ý kiến bày tỏ ủng hộ với cách biện luận khác nhau. Người thì liên hệ với những vụ việc còn “kinh dị” hơn trên nghị trường một số nước, như PhongBG:  chehongphong@yahoo.com nêu:

 

“Tôi thấy ở một số nước ngoài, họp QH các đại biểu còn tháo giày, vác ghế choảng nhau. Nên tôi nghĩ, VN nếu có các phát biểu bên lề (cho dù có nặng nề) thì cũng phải chấp nhận, miễn là đúng sự việc và không có tư lợi cá nhân. Tôi nghĩ, thế mới phù hợp với xu thể phát triển của xã hội thời nay chứ”.

 

Hoặc  Ds.Nguyen Xuan Vinh Dsvinh@yahoo.com nêu quan điểm: 

 

“Bản thân tôi là một dược sĩ, tôi ủng hộ cách nói thẳng và thật của ĐBQH HHP. Còn cách nói theo kiểu quá khéo léo, tôi thấy là không chân thật và thiếu sự thẳng thắn nên không đáng tin…”

 

Nhưng dù thẳng thắn hay khéo léo (tùy theo quan niệm và cách nhìn nhận của mỗi người) thì vẫn có đó những quy chuẩn chung dù vô hình hay hữu hình, về văn hóa ứng xử trong cuộc sống, mà đã là con người dù ở thời nào cũng không thể không tuân thủ hoặc viện dẫn bất kỳ lý do “đặc biệt” nào để tạo ngoại lệ.

 

Vậy nên cũng như đa số phản hồi của bạn đọc đã phân tích và đánh giá, Pham Thang Binh vietnambatron@gmail.com nhấn mạnh:

 

“Ông HHP đang trên cương vị là đại biểu QH, là một người đại diện cho người dân mà có những nhận định và phát ngôn thiếu văn hóa, thiếu kiến thức và thiếu kiềm chế như vậy thì tôi nghĩ ông không còn xứng đáng ở vị trí đó nữa. Ông P cần có những điều chỉnh về hành vi và suy nghĩ của mình. Bây giờ là thời đại công nghệ thông tin, những nhận định và đánh giá của ông P như vậy thì đúng là còn quá thiển cận... Thật buồn khi chúng ta lại có một ĐBQH như thế!”

 

Dương Ngọc Dũng dungete@yahoo.com xoáy sâu hơn:

 

“Tôi chỉ là ‘phó thường dân’, nhưng tôi cũng thấy được cách ứng xử của ông DTQ càng tỏ rõ là người có học và có văn hóa. Trước QH, ông luôn nói ra những điều mà tôi và chắc là rất nhiều người dân đều canh cánh trong lòng, rất mừng được ông nói thay cho cả nước. Tình cảm với ông Q lớn bao nhiêu thì tôi lại càng thấy chán ngán với những phát biểu của ông P bấy nhiêu... Không dám nhận xét nhiều về ông P dù rằng tôi lớn cả tuổi đời và tuổi Đảng hơn ông, lại còn có nhiều năm chiến đấu ở chiến trường. Nhưng tôi dám nói: ông đừng phát ngôn theo kiểu… khó nghe đó nữa!”

 

Minh Đức kycucquadi@gmail.com gửi thông điệp 4 điểm:

 

“1/. Ở một số nước có thể xảy ra cảnh ném giày vào nhau trong nghị trường, còn VN thì chưa có và có lẽ không thể có.

 

2/. "Thạc sỹ", ĐBQH HHP đã vô tình thể hiện cái yếu kém không thể chấp nhận được của mình khi có cách "lập luận và tranh luận" như đã làm.

 

3/. Tôi thật sự thông cảm và thấy buồn thay cho cử tri thành phố HCM, đặc biệt là nhân dân các quận 1, 3, 4 khi đã tin tưởng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình vào vị ĐB này.

 

4/. Xin nhờ chuyển đến ĐB P 1 lời nhắn, rằng ông cần suy nghĩ kỹ hơn nhiều nữa trước khi phát biểu, phát ngôn. Tránh càng tự đánh mất mình vì những lời lẽ thiếu văn hóa kiểu… không thể chấp nhận được như vậy…”

 

Lê Tuấn Lộc loclt.jsc@bitexco.com.vn “bình” mạnh hơn: 

 

“ĐBQH thì cũng có người thế này, người thế kia và có thể cách xa nhau về tư cách, trình độ, cái tâm... vv và vv... Nhưng một ĐB như ông P thì qua những gì ông ấy thể hiện, mình mới biết được những điều để rồi thấy buồn thay cho cách ứng xử dù là trên blog cá nhân, nhưng chưa xứng là người dân bình thường chứ nói gì đến làm người đại diện cho dân?”
 
Phản hồi của bạn đọc còn mổ xẻ nhiều khía cạnh của vấn đề lắm, nhưng có lẽ nên tóm lại rằng: Lỗi này chắc tại cái blog... "phản chủ"!
 
Bài viết trên blog của đại biểu Phước (
Sau khi gọi cho "trợ lý Thứ trưởng Bộ Công an", tài xế T (áo sọc ngang màu sẫm) đưa máy cho Trung tá CSGT K nghe

 

Cái alô - chìa khóa “vạn năng”

 

Dân châu Á nói chung và nhiều người dân VN nói riêng được nhiều người nhận xét là rất thích xài cái alô (điện thoại). Âu đó cũng là cách người ta cởi mở tấm lòng với nhau, siết chặt các sợi dây liên kết giữa con người với con người, bày tỏ ý thích trao đổi và nắm bắt thông tin ở mọi lúc, mọi nơi…

 

Nhưng cái cảnh tượng mà có lẽ bất kỳ ai là người VN đều đã thấy rất quen đến mức trở nên “chuyện thường ngày ở huyện”, thì đối với người nước ngoài lại rất…lạ, thậm chí tới mức…chẳng giống ai. Đó là hầu như mỗi  khi có ai đó vi phạm giao thông bị CSGT chặn lại trên đường, việc đầu tiên đều là… rút điện thoại ra gọi đi đâu đó. Tiếp đến là trao lại cục alô của mình cho nhân viên chức năng đang thi hành nhiệm vụ và đa phần là đều được nhận nghe tiếp…Để rồi không khác gì chiếc chìa khóa vạn năng, cánh cửa (trên đường) lập tức được mở...

 

Chuyện “chẳng giống ai” ở VN ta không hiếm, nhưng trong con mắt người nước ngoài và cả nhiều kiều bào ta mỗi khi về nước có lẽ đều là ... quá khó hiểu. Nhưng trong mắt chính người dân ta (dù đa phần vẫn phải chịu…làm theo đám đông), cách ứng xử đó cũng đâu phải được tất cả chấp nhận. Rất nhiều người vẫn đã và đang phản ứng mà cụ thể ở đây là với chuyện liên quan tới... cái alô trong vụ việc vừa xảy ra với CSGT Hà Tĩnh:

 

“Những người đại diện cho dân mà còn có lối ứng xử như vậy, thì xã hội ta bao giờ mới theo kịp các nước khác được chứ? Tôi thấy xã hội ta bây giờ người có bằng cấp, có hiểu biết về pháp luật thì rất nhiều. Nhưng người có văn hóa đúng nghĩa thì chiếm được bao nhiêu % nhỉ? Thật đáng buồn thay!” - Nguyễn Vân Trường: truongtht@ymail.com

 

“Tại sao CSGT lại phải nghe điện thoại của những người lái xe? Công việc của CSGT đươc giao như thế nào thì cứ đúng theo pháp luật mà xử lý, cho dù là ai gọi đi chăng nữa. Theo tôi thì cần phải xử lý cả những người CSGT đó, vì chỉ làm cho dân thêm mất lòng tin” - Trần Văn Hanh:  Vanhanhdt@gmail.com

 

“Chỉ cần làm đúng pháp luật thì cần gì phải quan tâm tài xế alô cho ai?... Hành xử của các CSGT Hà Tĩnh trong trường hợp này chưa đúng. Và nói rộng ta thì tại sao ở VN ta vẫn còn có sự việc vô lý như thế kia chứ, nếu cứ là cấp trên thì có thể dọa cấp dưới được ư? Yêu cầu các CSGT cứ xử đúng người, đúng tội. Đừng quan tâm người đó gọi điện cho ai!” - Lê Thái Bình:  lethaibinhka@gmail.com

 

“Quân pháp bất vị thân! Tại sao CSGT lại phải nghe điện thoại của cánh tài xế (nói rộng hơn là của người vi phạm giao thông)? Nếu như điện thoại đó là gọi cho trợ lý Thứ trưởng Công an thật thì CSGT sẽ xử lý như thế nào? Tinh thần của pháp luật là xử lý đúng người đúng tội, nếu đã xác định đúng tội rồi tại sao vẫn phải nghe điện thoại của người khác?... Nếu như xe chở hàng gì phục vụ cho Nhà nước thì đã có công văn đi kèm. Còn nếu chở hàng phục vụ cho cá nhân anh Tâm, anh Trường gì đó thì cũng chỉ là việc cá nhân. Mà việc cá nhân thì làm gì có trường hợp miễn trừ trong luật pháp. Nếu muốn người dân tuân thủ, thì trước hết bản thân những người thực thi công vụ phải tuân thủ luật pháp làm gương đi đã!” - Trần Quốc Khanh:  phanngochien07@gmail.com

 

Cũng có những ý kiến bênh vực cho… cái alô vì… “ở VN mình là vậy”:

 

“Thật cũng tội cho các anh CSGT vì phải chịu nhiều sức ép trong công việc. Nhiều khi chắc cũng có những người muốn làm mạnh tay, nhưng lại chỉ sợ động chạm vào con ông này, cháu ông kia…. Nếu là con, cháu của những vị to hơn nữa thì sao nhỉ???” – nick Nguoi Thai Binh:  chuakeo999@yahoo.com

 

Song nếu cứ mãi để mọi chuyện trong tình trạng luật thì có mà  lệ cũng vẫn còn, thì hậu quả chỉ càng khiến người dân mất lòng tin và nảy sinh nhiều nghi ngờ theo hướng ngày càng tiêu cực hơn mà thôi:

 

“Theo tôi,  người ta gọi điện để… thương lượng giá đó… Bà con đừng hiểu lờ mờ như vậy!” - Thanh Vũ:  meocon@yhoo.com

 

“Các bác…cứ nóng… Anh “Trường” là tên gọi ở quê, trung tá K làm sao không biết sếp trên mình là ai. Anh "trợ lý" chỉ đưa ra 1,2 cái tên sếp ở Hà Tĩnh là nhận ra "xe nhà" ngay... Cái xe khách đời mới mua bạc tỉ cơ mà...?” - nick Tài xế xe khách:  kent@gmail.com

 

Tương tự như trường hợp cái blog "phản chủ", suy cho cùng trong những vụ việc như thế này trên đường, có lẽ nên đỗ lỗi cho cái alô.."vạn năng" là an toàn nhất. 
 
Chuyện về ý thức, về văn hóa ứng xử ở VN nói hoài, nói mãi mà vẫn nóng hổi tính thời sự…Quá đáng buồn và đáng báo động vì lợi bất cập hại thế nào, chẳng cần là người thông minh lắm cũng có thể đã biết hoặc ít nhất cũng dự đoán được!

 

Khánh Tùng