1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Khánh Hòa:

Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sau 365 ngày thi công

(Dân trí) - Ngày 12/3/2016, tròn một năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công, Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma (bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đang được khẩn trương thi công để kịp hoàn thành đúng tiến độ trong năm nay.

Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sau một năm đặt viên đá đầu tiên

Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa, Thành viên Ban quản lý Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.
Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa, Thành viên Ban quản lý Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

Trao đổi với phóng viên Dân trí tại công trường thi công Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma vào chiều 12/3, ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa, Thành viên Ban quản lý Khu Tưởng niệm, cho biết, đến thời điểm hiện tại, tất cả các hạng mục chính của Khu tưởng niệm đang triển khai đạt theo tiến độ và dự kiến vào tháng 7 này sẽ xong giai đoạn 1. Hiện nay, phần tượng đục thô cũng đã cơ bản hoàn thành, bệ đài cũng đang đổ bê tông, lối đi cũng như các hạng mục khác cũng đang tiến hành rất khẩn trương và theo tiến độ.

Hôm nay (13/3), tròn một năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, ông Hòa cho biết: "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tổ chức kiểm tra tại hiện trường về tất cả các nội dung, các công việc đã triển khai trong một năm qua, kiểm tra các hạng mục chính về công trường đài chiến sĩ, bệ đài, bảo tàng ngầm, lối đi và song song song với đó, Tổng Liên đoàn cũng triển khai giai đoạn 2 về phía biển để mở rộng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma theo ý kiển chỉ đạo của Chủ tịch nước".

Thành phần kiểm tra tiến độ dự án gồm lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên & Môi trường, Ban quản lý, các đơn vị tư vấn, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát, cũng như các đơn vị thi công trên công trường Gạc Ma hiện nay.

Phối cảnh công trình: Hành trình khát vọng của Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Phối cảnh công trình: "Hành trình khát vọng" của Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Cũng theo ông Hòa, công trình thi công có nhiều thuận lợi khi rất được lãnh đạo tỉnh cũng như nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, về điều kiện khách quan có khó khăn là thi công trên đồi núi nên xa nguồn điện, nguồn nước…


Chiều ngày 12/3, một năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Tác phẩm “Hành trình khát vọng” và tượng đài của tác phẩm “Những người nằm lại ở phía chân trời” đã được chọn để thực hiện dự án Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.

Chiều ngày 12/3, một năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Tác phẩm “Hành trình khát vọng” và tượng đài của tác phẩm “Những người nằm lại ở phía chân trời” đã được chọn để thực hiện dự án Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.


Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng tại Công viên Biển Đông, bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trên vùng đất rộng 2,5 ha. Kinh phí xây dựng tượng đài được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức công đoàn và tất cả công nhân lao động trên cả nước, của các cơ quan, đơn vị và các tấm lòng hảo tâm của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng tại Công viên Biển Đông, bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa trên vùng đất rộng 2,5 ha. Kinh phí xây dựng tượng đài được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức công đoàn và tất cả công nhân lao động trên cả nước, của các cơ quan, đơn vị và các tấm lòng hảo tâm của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.


Khu tưởng niệm được xây dựng với mong muốn là một “địa chỉ đỏ” để mỗi người khi đến với Khánh Hòa sẽ có dịp dừng chân, suy ngẫm về những đóng góp của các liệt sĩ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, nâng cao trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Khu tưởng niệm được xây dựng với mong muốn là một “địa chỉ đỏ” để mỗi người khi đến với Khánh Hòa sẽ có dịp dừng chân, suy ngẫm về những đóng góp của các liệt sĩ trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, nâng cao trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đây cũng sẽ là nơi những người còn đang sống tưởng nhớ, tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc; là nơi thay thế mộ phần của các chiến sĩ còn chưa tìm thấy thi thể, như tâm sự của máy trưởng tàu HQ605 - Uông Xuân Thọ: “Chúng tôi, những người lính trở về vẫn đau đáu về sự hy sinh của đồng đội. Một tượng đài không chỉ làm mãn nguyện hương hồn liệt sĩ, mà để con cháu mai sau biết xương máu anh hùng thế hệ trước”
Đây cũng sẽ là nơi những người còn đang sống tưởng nhớ, tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc; là nơi thay thế mộ phần của các chiến sĩ còn chưa tìm thấy thi thể, như tâm sự của máy trưởng tàu HQ605 - Uông Xuân Thọ: “Chúng tôi, những người lính trở về vẫn đau đáu về sự hy sinh của đồng đội. Một tượng đài không chỉ làm mãn nguyện hương hồn liệt sĩ, mà để con cháu mai sau biết xương máu anh hùng thế hệ trước”

Sự kiện ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong trận chiến, thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương...

Sự kiện ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong trận chiến, thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương...

Trả lời báo chí, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Hòa - thành viên Ban Quản lý dự án – cho biết, phần mỹ thuật đạt 60%, san lấp và đường công vụ đạt 60%, trạm biến áp đạt 80%, nén tĩnh cọc 80%, tượng đài và lối lên khu tưởng niệm 40%...
Trả lời báo chí, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Hòa - thành viên Ban Quản lý dự án – cho biết, phần mỹ thuật đạt 60%, san lấp và đường công vụ đạt 60%, trạm biến áp đạt 80%, nén tĩnh cọc 80%, tượng đài và lối lên khu tưởng niệm 40%...

Nói về ý nghĩa thiết kế tác phẩm “Những người nằm lại phía chân trời” và “Hành trình khát vọng”, các tác giả cho hay ý nghĩa của tác phẩm thiết kế với nội dung trọng tâm là “Vòng tròn bất tử” của các chiến sĩ Gạc Ma cùng tinh thần bất khuất, dũng cảm của các chiến sĩ Hải quân đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nói về ý nghĩa thiết kế tác phẩm “Những người nằm lại phía chân trời” và “Hành trình khát vọng”, các tác giả cho hay ý nghĩa của tác phẩm thiết kế với nội dung trọng tâm là “Vòng tròn bất tử” của các chiến sĩ Gạc Ma cùng tinh thần bất khuất, dũng cảm của các chiến sĩ Hải quân đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Viết Hảo