1. Dòng sự kiện:
  2. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  3. Xung đột leo thang ở Trung Đông
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa bay cao hơn 2.000km?

(Dân trí) - Việc kiểm soát đường bay của tên lửa theo hướng bay cao thay vì bay xa, Triều Tiên được cho là vẫn có thể thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà không “động chạm” tới Mỹ, tránh một cuộc xung đột quân sự không cần thiết, New York Times dẫn phân tích của giới chuyên gia.


Tên lửa Triều Tiên phóng đi sáng sớm 14/5. (Ảnh: Rodong Sinmun)

Tên lửa Triều Tiên phóng đi sáng sớm 14/5. (Ảnh: Rodong Sinmun)

Nhiều tháng qua, Mỹ đã chuẩn bị sẵn cho kịch bản Triều Tiên có thể thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để xem tên lửa này có thể bay gần Mỹ tới đâu và liệu chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ phản ứng ra sao.

Tuy nhiên, dường như Triều Tiên đã lựa chọn một kịch bản khác, nằm ngoài dự đoán của Mỹ. Vụ phóng thử tên lửa cuối tuần qua của Triều Tiên được cho là vẫn có thể kiểm tra năng lực tên lửa, mặt khác không “động chạm” tới mức Mỹ phải đáp trả quân sự.

Thay vì thể hiện sự vượt bậc về tầm xa của tên lửa, Triều Tiên đã thử nghiệm tầm bay cao của nó. Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết, tên lửa phóng thử hôm 14/5 của nước này đã bay cao hơn 2.111km và bay được chặng đường xa 787km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Bình Nhưỡng nói rằng, đây là vụ thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân lớn hơn.

Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa bay cao hơn 2.000km? - 2

David Wright, đồng giám đốc chương trình an ninh toàn cầu của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, nhận định: “Họ có thể mô phỏng đầu đạn hạt nhân gắn vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với đường bay này. Đó thực sự là một bước tiến lớn”. Ông cho biết, khoảng 3 đến 4 vụ phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên, tên lửa đều bay đến một tọa độ cao bất thường.

Chuyên gia Wright nói rằng với tọa độ cao và thời gian bay dài (khoảng 30 phút), nếu bay theo đường bay thông thường, tên lửa này thậm chí có thể có tầm bắn lên tới 4.500km, nghĩa là có thể đặt toàn bộ lãnh thổ Guam của Mỹ trong tầm bắn. Guam là nơi đặt căn cứ không quân Andersen của Mỹ với các máy bay ném bom hạng nặng B-1, B-2 và B-52.

John Schilling, một kỹ sư về hàng không vũ trụ, cũng cho rằng, vụ phóng thử tên lửa với đường bay “lạ” của Triều Tiên là cách để tránh nguy cơ một cuộc xung đột quân sự, nhưng thực tế nó đánh dấu một bước tiến cực lớn cho thấy Triều Tiên có thể phát triển được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sớm hơn dự đoán. Trước đó, các chuyên gia độc lập dự đoán rằng, Triều Tiên có thể chế tạo được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào khoảng năm 2020.

Một lý do nữa, theo ông Charles P. Vick, một chuyên gia nghiên cứu về tên lửa Triều Tiên của tổ chức nghiên cứu tư nhân GlobalSecurity, đó là: “Bay càng cao, đầu đạn tên lửa trở lại khí quyển càng nhanh, càng mạnh bấy nhiêu”. Theo chuyên gia này, Mỹ cũng từng tận dụng đường bay cao của tên lửa để để tăng cường khả năng trở lại khí quyển của đầu đạn gắn trên tên lửa.

Thực tế, sau khi bay lên quỹ đạo, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phải trải qua giai đoạn trở lại khí quyển, trong đó đầu đạn tên lửa phải được thiết kế đặc biệt để chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao. Nếu vượt qua được giai đoạn này, đầu đạn tên lửa mới có thể đánh trúng được mục tiêu đã định.

Minh Phương

Theo NYTimes