1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Siêu pháo "lửa mặt trời" của Nga phóng hỏa lực vào mục tiêu ở Ukraine

Đức Hoàng

(Dân trí) - Nga đăng tải đoạn video ghi lại khoảnh khắc hệ thống pháo nhiệt áp hạng nặng TOS-1A Solntsepyok khai hỏa trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Siêu pháo lửa mặt trời của Nga phóng hỏa lực vào mục tiêu ở Ukraine - 1

Pháo nhiệt áp TOS-1a (Ảnh chụp màn hình: RT).

Hãng tin RT của Nga hôm qua đăng tải đoạn video do Bộ Quốc phòng nước này cung cấp cho thấy, hệ thống pháo nhiệt áp hạng nặng TOS-1a được triển khai tại Ukraine.

Đoạn video cho thấy, hỏa lực của Nga liên tục phóng ra khỏi nòng, lao lên không trung hướng vào các mục tiêu của Ukraine.

Theo Telegraph, đoạn video được ghi lại ở Mariupol, thành phố chiến lược nằm sát biển Azov của Ukraine. Hiện lực lượng Kiev đóng ở Mariupol đang bị vây chặt ở mọi phía bởi lực lượng Nga và lực lượng dân quân vùng ly khai Donetsk, Đông Ukraine.

Siêu pháo "lửa mặt trời" của Nga phóng hỏa lực vào mục tiêu ở Ukraine

Chiến sự ở Mariupol diễn ra căng thẳng trong gần 3 tuần qua và Nga tuyên bố đã gần như giành được quyền kiểm soát thành phố từ các thành viên theo chủ nghĩa dân tộc của lực lượng Ukraine đang đóng ở đây.

Nga đã kêu gọi lực lượng Ukraine ở Mariupol buông vũ khí đầu hàng, nhưng phía Kiev đã không chấp nhận đề nghị này.

Hệ thống TOS-1a còn được gọi với tên Solntsepyok (lửa mặt trời). Đây là hệ thống phóng đa nòng gồm 24 tên lửa nhiệt áp, có khả năng nhằm vào binh sĩ, khí tài và bất kỳ công sự nào của đối phương trong khu vực rộng tương đương 6 sân bóng đá, lên tới 40.000 m2.

Dàn pháo phản lực TOS-1a Solntsepyok có tầm bắn trong khoảng 3-4 km và sử dụng các tên lửa có sức công phá lớn. Ngoài ra, Solntsepyok còn sử dụng đầu đạn nhiệt áp, cho phép phun ra các dung dịch dễ cháy khi bắn trúng mục tiêu và phát hỏa.

Trong môi trường nhất định, nhiệt độ từ đầu đạn nhiệt áp của Solntsepyok có thể đạt tới mức 1.000 độ C mang lại sức công phá đáng kể. Chính vì vậy, hệ thống này được gọi là "lửa mặt trời".

Theo Telegraph
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine