1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga đưa tên lửa sát thủ tới tiền tuyến "săn" hỏa thần HIMARS của Ukraine

Đức Hoàng

(Dân trí) - Để đối phó với các đòn tấn công của Ukraine bằng hệ thống hỏa lực phóng loạt HIMARS, Nga đang điều động thêm các vũ khí như UAV hay hệ thống phòng không Buk-M3.

Nga đưa tên lửa sát thủ tới tiền tuyến săn hỏa thần HIMARS của Ukraine - 1

Tên lửa phòng không Buk-M3 Nga triển khai ở Ukraine (Ảnh: Ruptly).

Báo Nga Izvestia dẫn nguồn tin cho biết, Nga đang sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M3 để tấn công vào các hệ thống HIMARS.

Cùng với các máy bay không người lái (UAV), Buk-M3 được đánh giá cao hơn trong việc tấn công các tổ hợp HIMARS, hơn là các hệ thống pháo.

Trước đó, Nga đã bắn rơi nhiều quả rocket HIMARS bằng các hệ thống Buk-M2 và Buk-M3. Giờ đây, họ đang sử dụng Buk-M3 để tấn công vào các bệ phóng HIMARS.

Một quân nhân vận hành Buk-M3 cho biết, hệ thống này có thể theo dõi đường bay của quả rocket từ lúc nó được HIMARS phóng ra. Nhờ vậy, Buk-M3 có thể truy vết ra vị trí của bệ phóng HIMARS và bắn tên lửa đáp trả.

Buk-M3 có thể phát hiện mục tiêu bay thấp tới 5m. Đặc điểm nổi bật của nó là Buk-M3 có thể theo dõi các rocket bắn ra từ HIMARS trong thời gian ngắn để tính toán ra vị trí chính xác của bệ phóng.

Trước đó, Samuel Cranny-Evans, một chuyên gia về tác chiến trên bộ tại Viện RUSI (Anh), nhận định công nghệ phản pháo của Nga dường như chưa được hiệu quả trên chiến trường ở Ukraine.

"Radar phản pháo cần phải dò được rocket ngay khi nó được phóng đi để đoán được đường bay của hỏa lực nhằm tính toán ra vị trí của bệ phóng một cách chính xác. Vì vậy, nếu radar không dò được tên lửa từ thời điểm nó được phóng đi vì nó chưa có tầm hoạt động đủ bao quát, radar khó có thể đưa ra phương án phản pháo hợp lý", ông Cranny-Evans giải thích.

Theo Investia, hệ thống Buk-M3 được xem có thể giải quyết được vấn đề này so với các radar phản pháo khác mà Nga sử dụng, nhờ khả năng dò mục tiêu nhanh và đoán vị trí bệ phóng dựa trên tính toán quỹ đạo bay của rocket.

Một phương án khác để đối phó với HIMARS chính là sử dụng UAV. Chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin nói với Izvestia rằng, Nga đang tăng cường dùng UAV trinh sát để theo dõi mục tiêu liên tục dưới mặt đất để phóng tên lửa chính xác vào vũ khí của Ukraine. Hoặc một UAV trinh sát có thể đóng vai trò như UAV tự sát, khi nó có thể lao xuống mục tiêu sau khi phát hiện ra đó là khí tài của Ukraine.

Quân đội Nga trong thời gian qua đăng một số video ghi lại cảnh UAV Lancet của nước này phá hủy xe tăng, pháo, radar, bệ phóng tên lửa của Ukraine. UAV có thể tấn công vào các mục tiêu đang di chuyển, vì vậy nó gây ra mối đe dọa với tính cơ động của HIMARS.

HIMARS là hệ thống đặt trên xe tải nên nó thường áp dụng chiến lược "bắn rồi chạy", để tránh bị đối phương phản pháo. Vì vậy, UAV cũng đang được Nga tăng cường sử dụng như là phương án để bắt bài HIMARS của Ukraine trong thời gian qua.

Hệ thống Buk-M3 dù có tên giống hệ thống tên lửa Buk đã có từ những năm 1980, nhưng Nga đã có nhiều cải tiến trên Buk-M3 giúp cho lá chắn này hoạt động một cách "thông minh" hơn hẳn phiên bản trước. Nó có khả năng đánh chặn nhiều loại tên lửa khác nhau, cũng như tên lửa của đối phương.

Theo Eurasian Times
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine