1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

NATO đứng về phía Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bẽ bàng

Thổ Nhĩ Kỳ đang tự dồn mình vào chân tường, khi bị Nga dồn ép quyết liệt về ngoại giao và kinh tế, trong khi đồng minh NATO lại không bênh vực. Máy bay Nga từng lạc vào không phận Israel, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Israel cho rằng sự kiện này chỉ là “chuyện nhỏ, có lẽ do lỗi của phi công”, Defense News đưa tin.

 


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan

Giải thích lý do tại sao Israel không làm to chuyện, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon nói: “Nga và Israel có một kênh thông tin và hợp tác để tránh mọi hiểu lầm giữa hai quân đội vì không quân Nga không có ý định tấn công Israel. 

Cho nên Israel không cần phải bắn máy bay Nga chỉ vì sai lầm của phi công”. Israel đưa ra thông tin trên trong bối cảnh Mátxcơva và Ankara căng thẳng, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xuống thang sau phản ứng quyết liệt của Nga, với sắc lệnh trừng phạt do Tổng thống Nga Vladimir Putin ký. Ankara đã trao trả thi thể của phi công Su-24 thiệt mạng cho Nga.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đề nghị gặp mặt trực tiếp ông Putin ngày 30/11 bên lề hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Paris. Tuy nhiên, ông Putin từ chối gặp. Theo các nhà phân tích, những lời nói và hành động của ông Erdogan là sự “hạ mình” đáng kể, cho thấy vị thế bị cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ sau hành động bắn hạ Su-24 Nga.

Theo ông Patrick Buchanan, cựu Giám đốc truyền thông Nhà Trắng, hành động của ông Erdogan đã đẩy NATO vào tình thế vô cùng khó xử khi phải lựa chọn giữa một bên là bảo vệ đồng minh, một bên là nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga. NATO đã gần như quay lưng với Thổ Nhĩ Kỳ để hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.

Sau khi chiếc Su-24 bị bắn rơi, Tổng thống Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande nhất trí chia sẻ thông tin về các mục tiêu ở Syria và khẳng định “chỉ không kích những kẻ khủng bố”.

Ông Putin nhấn mạnh, Nga “đã sẵn sàng hợp tác” với liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu. Theo Wall Street Journal, Mỹ còn gây sức ép để buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy chiến binh nước ngoài đến gia nhập IS.

Một số chuyên gia nhận định, vụ bắn hạ Su-24 Nga là một phần trong nỗ lực bảo vệ phiến quân người Thổ Nhĩ Kỳ được Ankara hậu thuẫn đang hoạt động tại Syria. Tuy nhiên, đòn đánh này của Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đã phản tác dụng và hiện nay Ankara bất lực đứng nhìn phiến quân hứng chịu những cuộc không kích dữ dội của Nga.

Theo Thục Ninh

Tiền phong