PhotoStory

Người dân đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn

Thực hiện: Khoa Nguyễn

(Dân trí) - Sáng 23 tháng Chạp, nhiều người dân TPHCM thuê ghe ra giữa sông để đưa ông Táo về trời vì lo sợ cá chép "tắc đường".

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 1

Sáng 22/1 (tức 23 tháng Chạp), nhiều người dân đã đến chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh) để thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 2

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, năm nay nhiều người chuộng thuê ghe ra giữa sông thả cá vì lo ngại thả ở bờ sông cá sẽ bị bắt lại (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 3

Năm nay, lượng người đến chùa Diệu Pháp phóng sinh ít hơn so với mọi năm.

"Năm nay nhiều người thuê tôi mang ra giữa sông thả, vì trong ngày họ đi làm không có thời gian tự phóng sinh. Tôi nhận thả cá phóng sinh cho 3 đến 4 người mỗi lượt đi, lên đến cả trăm kilogram cá," anh Tuấn, người lái ghe thuê chia sẻ (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 4

Không còn cảnh người dân phải chen chúc thả cá tại chùa Diệu Pháp như mọi năm (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 5

Theo quan niệm của người Việt Nam, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, ông Táo lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong năm với Ngọc Hoàng (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 6

Sau khi cá chép được thả xuống nước sẽ hóa rồng, trở thành phương tiện để ông Táo cưỡi vượt vũ môn lên Thiên đình (Ảnh: Thúy Hường).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 7

Tại Đình Ông (quận 8, TPHCM), nhiều người dân cũng có mặt từ sáng sớm để đưa ông Táo về trời.

Chị Gia Hân, ngụ quận 8, chia sẻ: "Mỗi năm mình đều đến Đình Ông để thả cá phóng sinh, gần Tết dù nhiều việc nhưng mình cũng ráng sắp xếp để kịp giờ thả cá" (Ảnh: Thúy Hường).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 8

Ngoài ra, cá chép còn là biểu tượng cho sự phát triển với khả năng sinh sôi vô cùng lớn. Thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo tượng trưng cho mong cầu sự sinh sôi, phát triển của người Việt từ xưa đến nay (Ảnh: Thúy Hường).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 9

Bên cạnh thả cá tiễn ông Táo về trời, những ngày giáp Tết Ất Tỵ, nhiều người dân cũng thả chim để phóng sinh, với ước muốn có một năm mới bình an cho gia đình (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 10

Sư thầy Pháp Định (40 tuổi, quận 4) khấn nguyện cùng một vị Phật tử trước khi thả cá phóng sinh. Theo ông Định, thả cá trong ngày ông Công, ông Táo không chỉ là tín ngưỡng truyền thống mà còn gửi gắm những hy vọng về sự bình yên, hạnh phúc và cầu bình an cho mọi chúng sinh (Ảnh: Khoa Nguyễn).

Người dân  đi ghe thả cá chép, tiễn ông Táo giữa sông Sài Gòn - 11

Tuy nhiên, ở nơi không có lực lượng chức năng túc trực, một đội quân "bắt cá" ngang nhiên cho người dùng lưới đứng sát nơi người dân thả cá phóng sinh để vớt cá (Ảnh: Khoa Nguyễn).