(Dân trí) - Cố liên lạc với người mẹ nhiều lần không được, các bác sĩ đành báo công an và làm hồ sơ bị bỏ rơi cho bé gái mắc bệnh nặng, lăn lóc trong bệnh viện suốt hơn một năm trời.
Sinh rớt tại nhà, thương bé gái ở TPHCM bị mẹ nhẫn tâm chối bỏ
(Dân trí) - Cố liên lạc với người mẹ nhiều lần không được, các bác sĩ đành báo công an và làm hồ sơ bị bỏ rơi cho bé gái mắc bệnh nặng, lăn lóc trong bệnh viện suốt hơn một năm trời.
Câu chuyện về những đứa trẻ bị bỏ rơi sau đại dịch của chúng tôi vẫn chưa có hồi kết, khi sự thật phũ phàng cứ liên tục hiện ra. Trẻ lành lặn "vô thừa nhận" đã đủ tội nghiệp. Với các trường hợp lâm bạo bệnh, phải chống chọi với tử thần ngay lúc lọt lòng mà không có người thân bên cạnh, lại càng thương tâm gấp bội.
Sinh rớt tại nhà rồi… bỏ
"Con em thở CPAP (thở áp lực dương liên tục - PV) mà huyết áp cứ tụt hoài, cứ ho quặn lên là tụt, bác xem giúp con em gấp với…" - một giọng hớt hải vang lên trong căn phòng nằm theo dõi.
Nghe tiếng, bác sĩ Nguyễn Minh Thư, khoa Sơ sinh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đang ghi hồ sơ với lấy tay ống nghe chạy vào.
"Sáng có hút đàm chưa… Không sao đâu, mẹ chịu khó ấp và theo dõi con nha", nữ bác sĩ nói, sau khi kiểm tra tổng thể tình trạng của cháu bé. Bước ra ngoài, cô không kịp nghỉ ngơi mà di chuyển sang phòng bên cạnh, nơi có nhiều tiếng khóc của trẻ vừa ngủ dậy, ré lên.
Một ngày của bác sĩ Minh Thư và các nhân viên trong tua trực khoa Sơ sinh, mùa dịch Covid-19 cứ khẩn trương và tất bật như vậy. Bởi ngoài việc chăm sóc các bé có bệnh lý thông thường được người nhà đưa vào cầu cứu, còn có rất nhiều bệnh nhi cha mẹ đã chối bỏ. Và hiện tại, các y bác sĩ là điểm tựa sống còn duy nhất của các em.
Lần giở từng xấp hồ sơ dày, bác sĩ Thư nói hiện tại ở khoa Sơ sinh đang có 10 cháu bé thuộc hoàn cảnh vô thừa nhận. Trong số này, có một trường hợp đã ở bệnh viện hơn một năm trời. Đó là con gái của người mẹ tên L.T.N.A.
Khai thác bệnh sử, vào tháng 8/2020, sản phụ A. đã sinh rớt và cắt rốn bé ngay tại nhà. Vì sinh non thiếu tháng (chỉ 33 tuần tuổi), bé nặng vỏn vẹn 2kg, trong khi bản thân người mẹ có tiền sử nghiện ma túy và viêm gan siêu vi C.
Sau khi đưa vào bệnh viện địa phương, bé được chuyển lên tuyến trên ngay lập tức khi các bác sĩ phát hiện mắc nhiều bệnh lý phức tạp.
Nhưng đó chưa phải là tận cùng bất hạnh. Ngay khi được thông báo về bệnh tình của con, người mẹ đã âm thầm "biệt tích". Cố liên lạc với người nhà nhiều tháng trời không được, các nhân viên y tế đành báo công an, rồi làm thủ tục điều trị cho bé theo diện trẻ không cha mẹ.
"Nằm đây lâu quá nên qua đến hồ sơ thứ "N" rồi. Đây cũng là trường hợp bị bỏ rơi duy nhất trong khoa đã được khai sinh và đặt tên hiện tại. Tên con là Ánh Mai" - bác sĩ Thư chia sẻ.
Khoảng thời gian đầu nhập viện, Ánh Mai bị suy hô hấp nặng và động kinh vì bệnh Down, phải nằm ở khoa Hồi sức sơ sinh.
Sau chuỗi ngày dài điều trị tích cực, hiện tại sức khỏe cô bé đã ổn. Dù ảnh hưởng của bệnh Down khiến vận động trí não của bé có chậm hơn các bạn, nhưng sau thời gian kiên trì chăm sóc tập luyện của các cô, chú điều dưỡng, bé đã biết ngồi, biết gọi ê a, biết khóc đòi bế.
"Bé vẫn cần tập ăn, tập bú và vật lý trị liệu, tuy nhiên về mặt sức khỏe đã đủ điều kiện để sống ở các mái ấm. Trong mùa dịch, BV vẫn chưa chuyển bé đi được. Dự kiến vài ngày tới, khoa sẽ báo lên lãnh đạo sẽ làm thủ tục…" - bác sĩ Thư nói, giọng thoáng buồn, vì sắp phải xa đứa trẻ đã ở cạnh bên, chia sẻ mọi buồn vui với các nhân viên của khoa xuyên suốt thời gian rất dài.
Có lẽ vì vậy mà các nhân viên y tế đặt cho bé gái cái tên Ánh Mai, như ước vọng sau khi rời viện, cuộc đời con sẽ bước sang một trang mới tươi sáng hơn.
Vừa điều trị, vừa vận động người thân giúp đỡ trẻ
16h ngày đầu tháng 11, hành lang khoa Sơ sinh lại náo động khi đến giờ "cục vàng" thức giấc. Đó là bé Lan (được các y bác sĩ gọi theo tên của người mẹ), con của một sản phụ mới 16 tuổi.
Trước đó khi khai với bác sĩ, mẹ Lan cho biết không rõ thời điểm có thai, nên không khám thai cho đến lúc sinh. Lâm bồn ở một BV chuyên khoa Sản, người mẹ nhí vì áp lực gia đình, cuộc sống đã trốn viện.
Bé Lan nhập viện thời điểm mới sinh ngày 21/4 trong tình trạng thở máy, phải bơm surfactant điều trị suy hô hấp nặng. Trong lúc nằm viện, bé tiếp tục diễn tiến viêm phổi, viêm màng não, phải điều trị kháng sinh mạnh kéo dài.
"Hiện tại bé 6 tháng tuổi, đã khỏe và đang được tập ăn bột. Con đã biết "nạnh", cứ thấy đứa kế bên được bế mà mình không có ai bế là khóc thét lên ngay. Hiện tại sức khỏe bé ổn nhất trong các em ở đây, nên sẽ được ưu tiên làm thủ tục chuyển đi sớm nhất" - bác sĩ chia sẻ.
Hoàn cảnh đặc biệt nhất tại khoa là hai chị em gái song sinh, con của người mẹ tên. N.H.N., sinh non 35 tuần vào tháng 5. Lúc mới chào đời, cả hai bé đều nhẹ ký, suy hô hấp, tắc ruột, được chuyển từ BV Hùng Vương đến.
"Hai chị bị teo ruột non, teo đại tràng túyp nặng, có hội chứng ruột ngắn và phải đặt hậu môn tạm. Hiện tại đã ổn về nhiễm trùng, có tăng cân chậm. Tuy nhiên rất khó đóng hậu môn tạm vì phân vẫn còn tràn, chưa thể xử lý triệt để" - nhân viên y tế tiếp lời.
Vừa kết thúc đợt nghỉ hậu sản không lâu, bác sĩ Thư nhận định, bản thân mình chăm con riêng đã thấy cực. Thế mà các bé lại khoa lại có những bệnh lý nặng, nên sự vất vả sẽ càng tăng gấp bội phần. Đã làm mẹ, nên tình thương của bác sĩ Thư cho các bé cũng đặc biệt hơn.
Mấy tháng trước khi dịch bệnh còn căng thẳng, nhiều trường hợp trẻ chuyển đến là F0 hoặc có mẹ nhiễm bệnh, khoa phải xây dựng phòng cách ly riêng để nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ PPE chăm sóc cả ngày.
Trong mùa dịch, không bé nào đưa đi mái ấm được nên còn ở đây. Ngày qua ngày, các y bác sĩ đã quen thuộc và xem các em như thành viên nhỏ trong nhà. Nhất là với những trường hợp ở đã lâu đến ngày phải chuyển đi, ai cũng buồn đến rơi nước mắt.
Đây là con của bà Yến. Bé sanh non chỉ 26 tuần, nặng đúng 1 kg, lại còn suy hô hấp, nhiễm trùng viêm ruột hoại tử phải đặt hậu môn tạm. Nuôi từ tháng 7 đến giờ đã 2,3 kg. Con phải mạnh mẽ lắm mới vượt qua" - bác sĩ Thư chỉ tay vào một chiếc nôi có cậu bé nhỏ xíu, ngủ ngon lành.
Hiện tại, "cậu út" của khoa vẫn còn truyền dịch song song với ăn sữa vì bé suy dinh dưỡng, chậm hấp thu. Dù vậy, khả năng đóng hậu môn tạm của bé là sáng sủa nhất trong số các anh chị em khác.
Mùa Covid-19, khoa Sơ sinh có một cơ số nhân sự phải lao vào chống dịch tại BV dã chiến, đi lấy mẫu và tiêm chủng cộng đồng. Hiện tại, dù đã bình thường mới, tua trực mỗi ngày của khoa chỉ có 3 điều dưỡng, phải chăm sóc tổng cộng 32 trẻ sơ sinh, loay hoay mọi công việc từ vệ sinh, thay tã, cho ăn, làm thuốc... cho cả trường hợp có cha mẹ và trường hợp bị bỏ rơi.
"Ở lại ngoan, cô về, ngày mai cô lại vô sớm với con nha…" - chị Đỗ Ngọc Hoài Thương (25 tuổi) liên tục dỗ dành rồi đặt một cô bé vào lại nôi, kết thúc ca trực.
Thương cho biết đã làm việc ở khoa Sơ sinh hơn 3 năm và năm nào cũng tiếp nhận khoảng 2-3 bé bị cha mẹ bỏ rơi. Nhưng mùa dịch năm nay, số lượng trẻ không có cha mẹ nhập viện đã tăng đến 3-4 lần.
Nữ điều dưỡng nói, cô không hiểu vì sao có người phải tốn kém bao tâm sức, tiền bạc để tìm kiếm cơ hội có con, nhưng nhiều bà mẹ sinh nở được lại dễ dàng chối bỏ cốt nhục. Không muốn trẻ mang phận mồ côi, khoa luôn tìm mọi cách kêu gọi, liên lạc người thân đến đón bé về, nhưng hầu hết đều thất bại.
Cũng chính vì phải căng sức lo lắng cho các bé mang bệnh lý nặng, lại không có người thân nên khoa Sơ sinh phải gánh thêm một khoản chi phí lớn.
Theo các bác sĩ, với bệnh nhi có bệnh lý, hậu môn tạm phải thay thường xuyên thì viện phí rất cao. Một số thuốc, vật liệu điều trị bảo hiểm y tế không thanh toán, bắt buộc phải dùng quỹ của khoa để chi trả. Ngoài ra, khoa cũng thường xuyên báo với phòng Công tác xã hội để kêu gọi sự góp sức hỗ trợ từ mạnh thường quân.
"Bác sĩ Thư có con nhỏ nên thường xuyên đem quần áo con nít vào san sẻ. Tụi em ngoài xuất tiền túi cũng về kể với người quen, hàng xóm các hoàn cảnh tội nghiệp trong này, để mọi người hỗ trợ, có thêm tiền mua tã, sữa cho các con. Rất mong các tấm lòng hảo tâm và bạn đọc Báo Dân trí chung tay giúp đỡ các con." - điều dưỡng Thương tâm sự.
Mọi đóng góp hảo tâm cho mã số 4277 xin gửi về:
Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269
Nội dung: Hoàng Lê