1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Không có thẻ BHYT, mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam

Tiến Thành Thanh Tùng

(Dân trí) - BHYT có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, thế nhưng cũng có rất nhiều học sinh, không có bảo hiểm, lúc đau ốm rơi vào tình cảnh không có điều kiện chăm sóc y tế.

Rào cản kinh phí với học sinh khó khăn

Gia đình anh Nguyễn Văn Hồng, trú xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình chỉ vừa mới thoát ra khỏi hộ nghèo, có 3 đứa con đang đi học. Quần quật với gánh nặng cơm áo, gạo tiền, anh Hồng cố gắng lắm mới dành dụm được một khoản để lo cho các con ăn học.

Trước đây khi còn là hộ nghèo, các con của anh Hồng được hỗ trợ 100% Bảo hiểm y tế (BHYT), tuy nhiên hiện nay, khi không còn những ưu đãi, hỗ trợ, anh Hồng phải bỏ ra một khoản tiền để các con được tham gia BHYT.

Không có thẻ BHYT, mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam - 1

Nhiều học sinh vùng khó khăn đang rất cần sự hỗ trợ về BHYT (Ảnh: Tiến Thành).

"Đi học còn nhiều khoản đóng nộp, rồi sách vở, không mua BHYT thì không yên tâm, mua thì tốn thêm một khoản không nhỏ. Gia đình tôi đã thoát nghèo nhưng còn vất vả, cũng phải chắt bóp đủ thứ", anh Hồng chia sẻ.

Theo quy định của Luật BHYT, học sinh là đối tượng bắt buộc tham gia, hiện có rất nhiều chương trình hỗ trợ đối với học sinh. Tuy nhiên, không ít phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, việc mua BHYT cho con là cả gánh nặng, nhất là gia đình đông con.

Tại Quảng Bình, đặc biệt là ở các xã vùng khó, đời sống người dân còn vất vả nên nhiều phụ huynh không thể mua BHYT cho con em mình.

Em Nguyễn Thị Kim Chi, học sinh lớp 9, Trường THCS và THPT Bắc Sơn là một trong rất nhiều học sinh không có BHYT.

Không có thẻ BHYT, mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam - 2

Em Nguyễn Thị Kim Chi, học sinh lớp 9, Trường THCS và THPT Bắc Sơn không có BHYT (Ảnh: Tiến Thành).

Chi chia sẻ, gia đình em vất vả, bố mẹ không có công việc ổn định, vì còn nhiều khoản đóng nộp khác nên bố mẹ đành gác lại việc mua BHYT cho con.

"Ở lớp, nhiều bạn cũng không có BHYT, thầy cô giáo cũng nói nếu có bảo hiểm thì khi không may đau ốm sẽ bớt được chi phí điều trị, thuốc thang. Thế nhưng, nhà khó khăn nên bố mẹ em không thể mua bảo hiểm cho em", Chi tâm sự.

Thầy giáo Trần Xuân Bách, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Bắc Sơn, cho biết, trường học này nằm ở vùng khó khăn, bởi vậy còn nhiều học sinh không có điều kiện mua BHYT. Trường có gần 700 học sinh, năm học 2022-2023, khoảng 200 em không có BHYT.

Việc học sinh không tham gia BHYT sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi khi các em bị ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo phải vào cơ sở y tế điều trị. Với chi phí điều trị tốn kém, chắc chắn sẽ có nhiều gia đình không thể lo đủ số tiền để chữa bệnh cho con. Tuy nhiên, với nhiều bậc phụ huynh, gánh nặng kinh phí đang là rào cản.

Không có thẻ BHYT, mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam - 3

BHYT có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đối với học sinh (Ảnh: Tiến Thành).

Những năm qua Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình phối hợp các đơn vị liên quan tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của BHYT để tham gia chính sách an sinh này.

Đồng thời, huy động nguồn lực xã hội hóa BHYT học sinh, sinh viên; nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong việc nâng cao tỉ lệ bao phủ BHYT và chất lượng chăm sóc y tế cho học sinh, sinh viên.

Mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam

Gia đình chị Hoàng Thị Cúc (36 tuổi) là hộ gia đình khó khăn ở thôn Thành Hạ, xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Chị sinh được 3 người con, chồng làm phụ hồ, vợ làm ruộng. Cách đây ít năm, chồng chị Cúc bị bệnh thoái hóa cột sống, thường xuyên phải đi điều trị tại bệnh viện.

Không có thẻ BHYT, mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam - 4

Cháu Lương Thu Hiền dù đau ốm nhưng không có BHYT để giảm bớt gánh nặng kinh phí điều trị (Ảnh: Thanh Tùng).

"Kể từ ngày chồng bị bệnh, cuộc sống của gia đình cơ cực hơn, mỗi lần điều trị bệnh hết 5-10 triệu đồng. Vì phải điều trị thường xuyên ở viện nên cuối năm 2022, thắt chặt chi tiêu, tôi mua BHYT cho chồng và con gái đầu, còn 2 đứa con sau không đủ tiền nên không tham gia được", chị Cúc buồn bã.

Mới đây, con gái út của chị Cúc là cháu Lương Thu Hiền (9 tuổi) được phát hiện bị viêm xương đầu gối. Ngày con gái bị bệnh, trong nhà không có tiền, chị Cúc đi vay lãi được 5 triệu đồng để đưa con xuống bệnh viện điều trị. Thế nhưng, số tiền này cũng chỉ điều trị được ít ngày thì hết. Không còn tiền tiếp tục điều trị cho con, chị Cúc ngậm ngùi đưa con về nhà lấy thuốc nam uống.

"Con gái đổ bệnh bất ngờ, các bác sĩ bảo cháu phải điều trị lâu dài nhưng vì không có BHYT, chi phí điều trị cao nên tôi đành đưa cháu về nhà, điều trị bằng thuốc nam. Hoàn cảnh quá khó khăn, số tiền ít ỏi dành dụm được cũng chỉ đủ mua 2 cái thẻ, chứ không đủ cho cả nhà", chị Cúc tâm sự.

Tương tự, cháu Lương Thị Hoàng Oanh (8 tuổi, trú xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) cũng không có điều kiện tham gia BHYT. Khi Oanh đổ bệnh phải nhập viện điều trị, gia đình đối mặt với muôn vàn gian nan vì gánh nặng viện phí.

Chị Nguyễn Thị Yên, mẹ của cháu Oanh cho hay, trước đây, địa phương còn là vùng đặc biệt khó khăn nên được cấp BHYT miễn phí. Từ năm 2022, do không còn là vùng đặc biệt khó khăn nữa nên không có thẻ BHYT. Cũng vì điều kiện nên cả nhà chị Yên không mua BHYT.

"Nếu mua cho cả nhà thì cũng phải tốn khoảng vài triệu đồng, trong khi thu nhập chỉ đủ để sinh hoạt, lo cho con ăn học nên không có đồng nào dư để mua BHYT cả", chị Yên bộc bạch.

Không có thẻ BHYT, mẹ nghèo ôm con về điều trị bằng thuốc nam - 5

Có BHYT, người dân, trong đó có các em học sinh sẽ vơi đi gánh nặng chi phí khi không may gặp rủi ro, phải nhập viện điều trị (Ảnh: Tiến Thành).

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lang Chánh, hiện nay trên địa bàn còn khoảng 1.000 học sinh chưa tham gia BHYT. Số học sinh này chiếm khoảng 10% tổng số học sinh trên địa bàn. Trong đó, tỷ lệ học sinh hộ cận nghèo chiếm 1/3, còn lại là số học sinh khó khăn và gia đình không mua thẻ BHYT.

"Trước đây, hộ nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được cấp miễn phí BHYT, nhưng hiện nay theo quy định mới thì những hộ cận nghèo ở khu vực không phải đặc biệt khó khăn chỉ được hỗ trợ 30%. Chính vì vậy, còn nhiều em học sinh tuy là hộ cận nghèo, nhưng không có điều kiện bỏ thêm tiền để mua bảo hiểm", ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, việc học sinh không có thẻ BHYT cũng bắt nguồn từ tâm lý của bố mẹ còn chủ quan. Có những hộ đông con, không đủ điều kiện cho các con tham gia được cả. Mặt khác phụ huynh có tâm lý khi bị bệnh mới xử lý nên rơi vào cảnh khó chồng khó.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 4936 xin gửi về:

1. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4936 Tặng thẻ BHYT)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

2. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269