Phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm
(Dân trí) - Để phòng ngừa những căn bệnh đáng sợ do ngộ độc thực phẩm gây ra, bạn nhất định phải tuân thủ những điều sau:
Khi nào cần gọi bác sĩ
Hầu hết các bệnh do ngộ độc thực phẩm sẽ tự hết, nhưng bạn nên gọi bác sĩ nếu thấy:
• Sốt cao
• Phân có máu
• Nôn kéo dài
• Tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày
• Dấu hiệu mất nước (khô miệng, chóng mặt, giảm tiểu tiện)
Những lời khuyên để chế biến thực phẩm an toàn
• Rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn.
• Rửa dao thớt, bát đũa, đồ dùng và bàn bếp sau khi tiếp xúc với thịt sống.
• Rửa sản phẩm dưới vòi nước chảy và thấm khô bằng khăn giấy.
• Vứt bỏ lớp lá ngoài của rau diếp hoặc bắp cải.
• Nấu thịt, gia cầm và trứng với nhiệt độ thích hợp.
• Giữ nóng thức ăn nóng và giữ lạnh thức ăn lạnh.
Thận trọng đặc biệt
Một số nhóm đối tượng bị tăng nguy cơ mắc bệnh qua đường thực phẩm hoặc bị bệnh nặng. Phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nên tránh ăn thịt và trứng chưa nấu chín, các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, xúc xích và thịt chế biến sẵn chưa nấu chín và hải sản sống.
Cẩm Tú