1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Những cuộc phiêu lưu “rót tiền” vào Triều Tiên

(Dân trí) - Bất chấp nguy cơ tài sản có thể bị sung công hay những rủi ro về chính sách, bất ổn chính trị, không ít nhà đầu tư trên thế giới vẫn không ngại rót tiền vào Triều Tiên trên nhiều lĩnh vực từ viễn thông đến bất động sản, khai khoáng, thương mại...

Tờ MarketWatch vừa đăng tải bài viết “Làm thế nào để đầu tư vào Triều Tiên” - một quốc gia được cho là bí ẩn nhất thế giới. Tác giả bài viết Ian Salisbury cho rằng, hoạt động này không dễ dàng và có thể không phải là một sự lựa chọn thông minh nhưng hoàn toàn thực hiện được.

Triều Tiên vốn được biết đến là một quốc gia giàu có nguồn tài nguyên thiên nhiên như vàng, quặng sắt, song lại ít cho thấy khả năng hay sự sốt sắng của họ trong phát triển kinh tế.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Các chuyên gia cho hay, những nhà lãnh đạo nước này dành nhiều sự quan tâm hơn đến các cuộc diễu hành phô trương, xe tăng và dĩ nhiên là cả tên lửa đạn đạo. Còn để có được những số liệu thống kê về kinh tế Triều Tiên, phần lớn phải phán đoán.

Theo thông tin từ Chính phủ Hoa Kỳ, quốc gia 25 triệu dân này có kim ngạch xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD trong năm 2011, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.

GDP đầu người của Triều Tiên thời điểm đó đã đạt 1.800 USD, nhưng chỉ bằng khoảng 1/18 GDP đầu người nước láng giềng phía nam là Hàn Quốc. (Số liệu tính theo phương pháp ngang giá sức mua, tuy nhiên, thông tin từ Liên Hợp Quốc lại cho rằng, con số này của Triều Tiên chỉ ở mức 506 USD trong năm 2011 - người dịch).

Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với quốc gia này không chặt chẽ như người ta nghĩ, phần lớn tập trung vào các hạng mục hàng hóa xa xỉ và có mục đích quân sự.

Các chuyên gia cho biết, những thương nhân nước ngoài hoạt động tại Triều Tiên phải đối mặt với từng thay đổi một, từ sự bất ổn tiền tệ, những quy định thất thường cho đến các mối quan ngại nguồn đầu tư của họ dễ dàng bị tịch thu, sung công quỹ. "Các hợp đồng không có mấy trọng lượng", Scott Snyder, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR) cho hay.

Bất chấp các vấn đề nêu trên, một số nhà đầu tư trên thế giới vẫn tiếp tục phiêu lưu với những cuộc thử nghiệm của mình. Bài viết này điểm qua một số nỗ lực gần đây của giới doanh nhân trong việc đầu tư vào CHDCND Triều Tiên.

Orascom

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.


Một trong rất ít những công ty thương mại công (nếu không nói là duy nhất) hoạt động tại Triều Tiên là Orascom Telecom Media & Technology Holding. Tập đoàn Ai Cập này cung cấp dịch vụ di động cho hơn 1 triệu thuê bao Triều Tiên. Tuy nhiên, thị trường viễn thông ở Triều Tiên lại bị áp dụng nhiều quy định bó buộc, chẳng hạn như không được gọi điện quốc tế. 

Orascom không bình luận về cuộc phiêu lưu của mình trước sự tò mò của báo giới, song trong phần tự giới thiệu đăng tải trên website của công ty, Orascom cũng đã thông tin về thị trường cung cấp dịch vụ của mình, trong đó có Triều Tiên.

Trái phiếu

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Tuy rằng không có nhiều điều để nói về chứng khoán Triều Tiên, song người ta vẫn có thể mua được trái phiếu của nước này. 

Trái phiếu ra đời ở Triều Tiên vào cuối những năm 1990 khi nhà băng Pháp BNP Paribas mang theo các những khoản nợ ngân hàng dành cho quốc gia này 2 thập kỷ trước đó. Theo đó, trong khi những khoản nợ đã phá sản kể từ giữa những năm 1980 thì mức giá trái phiếu đã tăng vọt lên 14-18% trong năm 2011 từ mức 13-15%. Cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong Il dường như đã tác động một cách sâu sắc đến cục diện chính trị, và người ta hy vọng, nghĩa vụ nợ rốt cuộc sẽ được thực thi.

Bất động sản
Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Kempinski Hotels là một công ty có bề dày lịch sử 100 năm, được biết đến với những chuỗi khách sạn tráng lệ tọa lạc ở những đất nước nên thơ như Chad và Azerbaijan.

Công ty từng là tiêu điểm của báo giới khi Giám đốc điều hành Reto Wittwer tuyên bố xúc tiến một kế hoạch nhằm vận hành tòa nhà cao nhất Bình Nhưỡng - khách sạn Ryugyon, “kim tự tháp” phải tới mất 20 năm để xây dựng và dự kiến mở cửa vào năm nay. 

Thế nhưng, tuần này, Kempenski lại bất ngờ từ chối thương vụ này. Theo đó, phát ngôn viên của công ty cho hay, tuy chi nhánh của công ty đã bàn bạc về tình hình ở Bình Nhưỡng song không có một hợp đồng nào được ký kết, bởi việc thâm nhập thị trường này ở bối cảnh hiện tại là bất khả thi.  

Tiền xu
Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Nhà đầu tư hàng hóa lừng danh Jim Rogers đã chớp lấy cơ hội đầu cơ vào đồng tiền xu vàng của Triều Tiên khi mua vào một khối lượng lớn tại Triển lãm tiền xu quốc tế tổ chức ở Singapore vào cuối tháng trước.

Roger dường đặt cược rằng, sớm hay muộn thì một hình mẫu Chính phủ mới cũng sẽ nắm quyền lực và “lúc đó giá trị của tiền kim loại sẽ lên ngôi”, tờ Journal trích lời Rogers. Tuy nhiên, ông không bình luận gì thêm về phát ngôn này.

Trung Quốc

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Trung Quốc là một đồng minh lâu năm từ thời Chiến tranh lạnh của Triều Tiên. Theo thống kê từ phía Chính phủ Mỹ, quan hệ thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 2/3 kim ngạch xuất nhập khẩu của Triều Tiên, trong khi đó, các nhà đầu tư Mỹ không có cách nào để có thể tham gia thị trường này.

Một nghiên cứu gần đây của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson thực hiện trên khối lượng mẫu khoảng 300 doanh nghiệp cho thấy, các nhà đầu tư Trung Quốc phần lớn là những công ty quy mô nhỏ kinh doanh theo đường tiểu ngạch hoặc những tập đoàn lớn có mối quan hệ với nhà nước.

Nhà nghiên cứu Marcus Noland cho hay, nguy cơ bị sung công là một trong những nỗi lo lắng hiện hữu, đặc biệt là với những công ty nhỏ, không có nhiều mối quan hệ chính trị. Trong khi đó, những doanh nghiệp quy mô lớn hơn thì lại phải đối mặt tệ nạn tham nhũng.

Doanh nhân Trung Quốc cho biết, nạn tham nhũng ở Triều Tiên rất trầm trọng. Những căng thẳng như thế này bị vỡ lở vào cuối năm ngoái khi Tập đoàn Liêu Ninh Tây Dương (Liaoning Xiyang), một công ty Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vưc quặng sắt tại Triều Tiên cáo buộc một cách công khai rằng, đối tác Triều Tiên đã không bồi thường 30 triệu USD trong một khoản đến bù đã được hai bên thỏa thuận từ trước. (Phía Triều Tiên ngược lại cho rằng, công ty Trung Quốc đã không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình).

Hàn Quốc

Nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên.

Tương tự như Trung Quốc, Hàn Quốc có những lý do chính trị để đầu tư vào người anh em phía bắc. Ví dụ điển hình nhất là Khu liên hợp công nghiệp Kaesong, chứa khoảng 120 doanh nghiệp Hàn Quốc và sử dụng hơn 50.000 công nhân Triều Tiên, sản xuất giày dép, đồng hồ đeo tay và những hàng hóa khác.

Trong khi khu phức hợp này mang lại lợi ích cho cả hai phía, Hàn Quốc có được nguồn lao động giá rẻ và Triều Tiên thu được tiền - thì nó đã bắt đầu căng thẳng trong thời gian gần đây khi Triều Tiên ngăn chặn sự thâm nhập của người Hàn Quốc hồi đầu tuần này.

Bích Diệp