Bất ngờ lớn từ kinh tế Triều Tiên

(Dân trí) - Bị cấm vận kinh tế, tưởng chừng Triều Tiên sẽ thâm hụt trầm trọng, song trên thực tế, nước này lại đang xuất khẩu vốn và xuất hiện thặng dư thương mại thông qua hoạt động ngoại thương hợp pháp lẫn bất hợp pháp.

Khách sạn
 Khách sạn Ryugyong - tòa nhà cao nhất Triều Tiên đặt tại Thủ đô Bình Nhưỡng.

Marcus Noland và Stephen Haggard, hai chuyên gia từ Viện Kinh tế quốc tế Peterson dự kiến sẽ cho ra cuốn sách với tựa đề “Mục tiêu kiên định: Trừng phạt, thuyết phục và vấn đề Bắc Triều Tiên” sau một quá trình nghiên cứu về nền kinh tế nước này.

Những nghiên cứu cho thấy điều gì đó không như người ta vẫn thường thấy – một đất nước Triều Tiên dù “bế quan tỏa cảng” về kinh tế nhưng vẫn có thể có được thặng dư thương mại. Nếu điều đó là sự thật thì rõ ràng, sử dụng các biện pháp trừng phạt “không ăn thua” đối với các cộng đồng quốc tế.

Biểu đồ dưới đây được Noland đăng tải lên trang cá nhân của Viện vào đầu ngày 18/03 cho thấy một số phát hiện của họ đối với cán cân thanh toán Triều Tiên.

Khách sạn

Theo đó, dữ liệu này (bao gồm cả phần ước tính về những hoạt động bất hợp pháp) thể hiện rằng, hơn 20 năm qua, Triều Tiên có vẻ như vẫn đang trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai do tiêu thụ nhiều hơn sản xuất và sử dụng nguồn cứu trợ tài chính bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt trong nước.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, thực tế dường như đã thay đổi, và đất nước này có vẻ là đã có trạng thái thặng dư thương mại.

Điều đáng chú ý là thương mại nhiều năm qua của Triều Tiên dường như đã xuất hiên, cho dù Triều Tiên đã được biết đến với những ngành công nghiệp cấm (như chúng ta từng được nghe những báo cáo về các khoản tiền “đen” ở nước ngoài, được cho là bao gồm lưu hành tiền giả USD, buôn lậu và vận chuyển ma túy).

Một biểu đồ khác từ hoạt động nghiên cứu của Viện cho thấy thương mại bất hợp pháp của Triều Tiên đã trở nên ít quan trọng đối với đất nước này những năm gần đây.

Khách sạn


Thay vào đó, xuất hiện các dự báo về thương mại tăng lên một cách đáng kể. Rất nhiều hoạt động thương mại hợp pháp với Trung Quốc, bất chấp những dấu hiệu về căng thẳng chính trị giữa hai nước.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch thương mại song phương đã đạt đến mức kỷ lục mọi thời đại là 1,37 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm 2012.

Như Noland lập luận trong bài viết của mình, đây là một dấu hiệu xấu đối với tất cả các bên liên quan.

“Đó là tin xấu đối với Triều Tiên bởi đây là một nước tương đối nghèo, nên nhẽ ra trạng thái cán cân vãng lai phải là thâm hụt”, Noland viết, “ nhập khẩu vốn và mở rộng khả năng sản xuất cho tăng trưởng trong tương lai. Thay vào đó, theo tính toán của chúng tôi thì lại cho thấy họ đang xuất khẩu vốn”.

Vây rốt cuộc thì tiền đang đi về đâu?

Thật không may là chúng không chỉ được người dân Triều Tiên tiêu trên đất nước của mình mà lại được những người quyền lực, giàu có đưa ra nước ngoài.

Tuần trước, một số tờ báo Hàn Quốc cũng đã đăng tải thông tin về việc Kim Jong-un có thể có nhiều hơn 5 tỷ USD cất giấu tại nhiều tài khoản khác nhau ở nước ngoài. Số tiền này được cho là để dùng mua các xa xỉ phẩm cho chính ông Kim hoặc những người có chức quyền tại Bình Nhưỡng.

Đây là một vấn đề đối với cộng đồng quốc tế, bởi nó có nghĩa là việc trừng phạt kinh tế Triều Tiền thông qua các biện pháp như hiện nay là không có nhiều hiệu quả. Đất nước này có dư thừa tiền và nền kinh tế của họ có mối liên hệ với Trung Quốc.

Bích Diệp
Theo Business Insider