PhotoStory

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày "mở cổng trời"

Thực hiện: Thanh Tùng

(Dân trí) - Mùng 9 tháng Giêng, du khách đổ về Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa - Am Tiên dự lễ "mở cổng trời". Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá để cầu may trong năm mới.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày "mở cổng trời"

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 1

Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 30km về hướng Tây, núi Nưa hay còn gọi là ngàn Nưa, thuộc khu Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Quần thể khu di tích này bao gồm "Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên", được quy hoạch với tổng diện tích 100 ha.

Đỉnh ngàn Nưa là ngọn núi cao nhất trong vùng với độ cao 538m so với mực nước biển. Trên đỉnh núi có đền Nưa - Am Tiên, đặc biệt nơi đây được mệnh danh là một trong ba huyệt đạo linh thiêng nhất Việt Nam. 

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 2

Theo quan niệm ngày mùng 9 tháng Giêng hàng năm sẽ là ngày "mở cổng trời". Đây cũng là thời điểm khu di tích đón đông đảo người dân, du khách thập phương về chiêm bái. 

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 3

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão (ngày 30/1), từ sáng sớm, tại đây đã có đông đảo người dân và du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh, cầu may mắn. 

Tại khu vực huyệt đạo - nơi "mở cổng trời" có rất đông người dân và du khách tập trung làm lễ cầu may.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 4
Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 5

Theo quan niệm, để cầu cho một năm may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, người dân và du khách khi đến đây sẽ thiền hành quanh huyệt đạo (thông thường nam đi 7 vòng, nữ đi 9 vòng).

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 6

Nhiều du khách đặt tay lên quả cầu bằng đá để lấy may mắn, cầu sức khỏe bình an trong năm mới.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 7

Một số du khách còn xoa tiền lên quả cầu đá.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 8

Nhiều người đặt tiền lẻ lên chiếc chuông đồng cạnh huyệt đạo.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 9

Càng về trưa, lượng du khách đổ về đền Nưa - Am Tiên càng đông, nhiều người không thể chen vào khu vực chính lễ, phải đứng thắp hương, cầu khấn ở vòng ngoài.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 10

Do lượng du khách đông, ban tổ chức huy động Cảnh sát cơ động để bảo vệ buổi lễ, điều tiết giao thông.

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 11

Trên đường về, du khách ghé Giếng tiên để lấy "nước thánh".

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 12

Bãi giữ xe chật kín trong ngày lễ "mở cổng trời".

Dòng người đi quanh huyệt đạo, xoa tiền lên quả cầu đá ngày mở cổng trời - 13

Đến với khu di tích đền Nưa - Am Tiên, du khách còn được chiêm ngưỡng hai hàng cây Di sản. 

Theo đại diện Ban quản lý Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa - Am Tiên, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, tính từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 9 tháng Giêng, mỗi ngày tại đây đón khoảng 1.000 du khách.