DMagazine

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành "biểu tượng sex"

(Dân trí) - Với diễn viên trẻ mới vào nghề, việc phải đảm nhận vai diễn đầu quá nặng ký, mang đậm tính dục, có thể xem như con dao hai lưỡi. Diễn viên có thể nổi tiếng rất nhanh, nhưng hệ lụy thì khó lường.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành "biểu tượng sex"

Với diễn viên trẻ mới vào nghề, việc phải đảm nhận vai diễn đầu quá nặng ký, mang đậm tính dục, có thể xem như con dao hai lưỡi. Diễn viên có thể nổi tiếng rất nhanh, nhưng hệ lụy thì khó lường.

Maria Schneider trong "Last Tango In Paris" (1974)

"Bản tango cuối cùng ở Paris" là một câu chuyện tình yêu, khắc họa sự thăng hoa và tàn lụi của một cuộc tình, giữa một người đàn ông đứng tuổi và một cô gái trẻ. Nữ diễn viên chính Maria Schneider mới 19 tuổi khi tham gia đóng phim.

Về sau, Schneider cho biết cô đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, chính sự việc bị ép đóng cảnh bị tấn công tình dục trong phim đã khiến cuộc đời cô từ sau đó trở nên tồi tệ.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 1
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 2

Ảnh: "Bản tango cuối cùng ở Paris" là một câu chuyện tình yêu, khắc họa sự thăng hoa và tàn lụi của một cuộc tình.

Trong một cảnh phim 18+, nhân vật của Schneider bị nhân vật nam chính tấn công tình dục, điều đáng nói là ban đầu cảnh phim này không có trong kịch bản, Schneider không hề được biết trước, cô đã bị đạo diễn và nam chính đưa vào thế "đã rồi", họ chỉ nói sơ qua ngay trước khi bấm máy cảnh quay nhạy cảm, nữ chính phải "chịu trận" và phải chấp nhận trong bất lực.

Khi đó, Schneider còn quá trẻ, mới "chân ướt chân ráo" bước vào nghiệp diễn, lại được nhận ngay vai nữ chính có sức nặng, Schneider không muốn làm phật ý những người đã trao cho mình cơ hội. Nhưng cơ hội ấy hóa ra lại là một cú giáng mạnh vào cuộc đời Schneider ở mức không ai ngờ tới.

Nhớ lại ký ức khi đóng cảnh bị tấn công tình dục trong "Bản tango cuối cùng ở Paris", Schneider từng nói: "Bạn diễn Marlon Brando đã an ủi tôi sau khi quay xong và nói với tôi rằng: Maria, đừng lo, đó chỉ là phim thôi. Nhưng trong cảnh ấy, dù rằng những gì Marlon làm với tôi không phải là thật, thì những giọt nước mắt của tôi là thật. Tôi cảm thấy bẽ bàng và thấy như thể mình bị cưỡng bức thực".

Về sau, sự nghiệp và cuộc sống riêng của nữ diễn viên Schneider đều đi xuống. Cô từng rơi vào cảnh nghiện ngập, tự tử hụt nhiều lần và sau đó phải vào chữa trị trong bệnh viện tâm thần hồi năm 1976.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 3
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 4

Ảnh: Vai diễn trong "Bản tango cuối cùng ở Paris" là vai diễn đáng kể nhất trong sự nghiệp diễn xuất ngắn ngủi của Schneider.

Vai diễn trong "Bản tango cuối cùng ở Paris" là vai diễn đáng kể nhất trong sự nghiệp diễn xuất ngắn ngủi của cô, ban đầu, những tưởng đó là bộ phim giúp mở cửa sự nghiệp diễn xuất cho cô, nhưng lại là bộ phim làm thay đổi cuộc đời cô theo hướng buồn bã không ngờ.

Đạo diễn Bernardo Bertolucci thừa nhận rằng ông cảm thấy có lỗi với Schneider vì đã không bàn bạc với cô trước về cảnh diễn, nhưng ông không hề thấy hối hận: "Tôi không muốn Schneider diễn tả sự bẽ bàng, tức giận. Tôi muốn cô ấy thực sự cảm thấy điều đó và thể hiện ra, thay vì diễn xuất".

Với "Bản tango cuối cùng ở Paris", người được lợi nhiều nhất chính là đạo diễn và nam chính, cả đạo diễn Bernardo Bertolucci và nam chính Marlon Brando đều được đề cử Oscar. Ngoài ra, trong phim, nam chính Marlon Brando không có bất cứ cảnh diễn nào quá "hớ hênh", ông luôn nhận được sự nể vì, nhượng bộ của đạo diễn Bertolucci.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 5

Schneider từng chia sẻ rằng những bi kịch xảy đến trong cuộc đời cô một phần là do ảnh hưởng từ bộ phim.

Ngược lại, Maria Schneider phải phô bày cơ thể ở mức độ táo bạo. Bộ phim đã đưa đến cho Schneider biết bao khốn khổ, từ cảnh diễn bẽ bàng, tới áp lực quá lớn từ vai chính đầu đời quá "nặng đô", khiến cô không thể nào thoát ra khỏi cái bóng của vai diễn này về sau.

Schneider từng chia sẻ rằng những bi kịch xảy đến trong cuộc đời cô một phần là do ảnh hưởng từ bộ phim. Schneider ở tuổi 19 chỉ muốn trở thành một diễn viên giỏi, không muốn trở thành một "biểu tượng sex".

Sau này, cuộc sống của Maria Schneider trải qua nhiều thăng trầm, bất ổn, nữ diễn viên nghiện ngập và nhiều lần tự sát bất thành, phải điều trị bệnh tâm thần. Năm 2011, ở tuổi 58, Schneider qua đời vì bệnh ung thư mà không được mấy ai trong giới điện ảnh nhớ đến.

Trailer phim "Last Tango in Paris" (1974)

Björn Andrésen trong "Death In Venice" (1971)

Bộ phim "Death In Venice" (1971) của đạo diễn người Ý Luchino Visconti (1906 - 1976) kể câu chuyện về một nhà soạn nhạc đang trong những ngày tháng cuối đời vì vật lộn với bệnh tim.

Ông này thực hiện một kỳ nghỉ ở Venice (Ý) với mục đích thư giãn, dưỡng bệnh. Trong khi lưu lại trong một khách sạn, ông bất ngờ bị thu hút bởi một cậu thiếu niên có tên Tadzio cũng đang có kỳ nghỉ ở Venice cùng với gia đình. Trong bộ phim này, vai diễn Tadzio được xem như một biểu tượng của cái đẹp hoàn mỹ, đồng thời là biểu tượng của khát khao dục vọng đồng tính.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 6

Vai diễn Tadzio được giao cho nam diễn viên người Thụy Điển Björn Andrésen khi đó 15 tuổi.

Vai diễn Tadzio được giao cho nam diễn viên người Thụy Điển Björn Andrésen khi đó 15 tuổi. Khi tìm diễn viên đảm nhận vai Tadzio, đạo diễn Visconti từng tuyên bố, ông cần "một cậu thiếu niên đẹp trai nhất thế giới", và diện mạo của Björn Andrésen cho tới giờ vẫn được xem là quá đỗi ấn tượng để vào vai Tadzio.

Bộ phim "Death In Venice" khắc họa một tình yêu đồng giới không lời, trong đó, nhà soạn nhạc Gustav von Aschenbach (nam diễn viên Dirk Bogarde) bất ngờ rung động trước một cậu thiếu niên đẹp như tượng tạc - Tadzio (Björn Andrésen). Về sau này, "Death In Venice" được xem như bộ phim điện ảnh có tính chất biểu tượng trong khắc họa tình yêu đồng giới.

Mới đây, bộ phim tài liệu "The Most Beautiful Boy in the World" đã ra mắt, trong đó, nam diễn viên Björn Andrésen (hiện 66 tuổi) kể về trải nghiệm của ông sau khi bước ra khỏi bộ phim.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 7

Với vai diễn trong "Death In Venice", cậu thiếu niên Björn Andrésen ngay lập tức được biết tới.

Với vai diễn trong "Death In Venice", cậu thiếu niên Björn Andrésen ngay lập tức được biết tới. Nhưng những gì diễn ra sau đó mới là bi kịch, cậu đã trở thành "con mồi" bị săn đuổi. Trong những năm tháng tuổi trẻ, Andrésen phải trải qua nhiều sự hoang mang, hỗn loạn, cuộc sống riêng sau này cũng nhuốm màu bi kịch.

Sau bộ phim, Björn Andrésen liền nhận được sự bảo trợ tài chính từ một số nhân vật "khả nghi", mà qua cách kể của ông Andrésen hiện tại có thể hiểu là, mục đích của những người này khi tìm tới kết giao với ông khi ấy không hề trong sáng vô tư.

Chính ông Andrésen bây giờ, ở tuổi 66, đã phải thốt lên rằng hẳn cuộc sống của ông sẽ trở nên hạnh phúc hơn nếu ông chưa từng gặp đạo diễn Visconti, ông Andrésen cho tới giờ vẫn cảm thấy khốn khổ trước cách đạo diễn Visconti biến mình trở thành một biểu tượng của dục vọng đồng tính.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 8

Sau này, có nhiều người đàn ông giàu có tiếp cận Andrésen.

Sau này, có nhiều người đàn ông giàu có tiếp cận Andrésen, dành tặng cho chàng trai nhiều món quà xa xỉ, mời cậu đi ăn tại những nhà hàng sang trọng, cho cậu tiền tiêu... chủ yếu là để được ở bên cậu, được đưa cậu đi chơi, như thể một cách khoe khoang với mọi người về việc mình đang "có quan hệ" với "chàng trai đẹp nhất thế giới".

Andrésen cho biết trong những năm tháng trưởng thành đầy hoang mang, rối loạn, ông đã bị nghiện rượu và trầm cảm. Cuộc sống của ông đến nay vẫn luôn có những sự hỗn loạn của một người có vấn đề tâm lý bất ổn. Hiện tại, ông sống độc thân trong một căn hộ nhỏ giản dị, nghiện thuốc lá, có một người bạn gái thi thoảng gặp gỡ...

Sau phim "Death In Venice", Andrésen là khát khao của nhiều người đồng tính. Cậu nhận được rất nhiều thư từ của fan, đó là những cậu thiếu niên, những chàng thanh niên hay những người đàn ông đứng tuổi..., tất cả họ đều bày tỏ tình cảm đặc biệt dành cho Andrésen.

Sau này, Andrésen không thể vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của vai diễn trong "Death In Venice". Cả sự nghiệp diễn xuất và sự nghiệp âm nhạc của ông đều không đi tới đâu. Cuộc sống của ông Andrésen hiện tại khá eo hẹp, chật vật và bấp bênh.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 9
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 10

Ảnh: Cảnh trong "Death In Venice".

Trong những năm tháng tuổi trẻ, Andrésen từng cảm thấy bối rối xung quanh vấn đề giới tính và từng có một trải nghiệm tình ái với người đồng tính: "Tôi trải qua chuyện ấy chỉ để biết chắc chắn rằng đó không phải là điều mà tôi tìm kiếm".

Sau này, ông kết hôn với nữ nhà thơ Suzanna Roman và có một cô con gái. Bi kịch xảy tới khi cậu con trai 9 tháng tuổi của họ đột ngột qua đời. Khi ấy, Andrésen đang nằm trên giường bên cạnh con trai, ông đang say xỉn sau một đêm ra ngoài vui chơi, người vợ đưa con gái đi học, khi bà trở về, cậu con trai đã qua đời.

Sự việc đó gây ám ảnh đối với Andrésen, ông tự trách mình rất nhiều: "Các bác sĩ nói rằng đó là chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng đối với tôi, tôi luôn nghĩ rằng sự việc xảy ra là vì lúc đó tôi đã say xỉn, không thể trông nom con mình". Sau đó, vợ chồng ông Andrésen chia tay: "Tôi bị trầm cảm, nghiện rượu và suy sụp".

Giờ đây, nhìn lại, ông Andrésen khẳng định rằng việc trở thành một biểu tượng của dục vọng trong bộ phim "Death In Venice", khi tuổi đời còn quá trẻ, là một việc nguy hiểm.

Trailer phim "Death In Venice" (1971)

Natalie Portman trong "Léon: The Professional" (1994)

"Léon: The Professional" (1994) là bộ phim đầu tiên mà Natalie Portman tham gia diễn xuất. Khi ấy, Portman mới 11 tuổi, bộ phim kể về hành trình luyện tập để trở thành sát thủ của cô bé Mathilda dưới sự huấn luyện của một sát thủ đích thực - Léon, sau khi cả gia đình cô bé bị băng nhóm xã hội đen sát hại. Bộ phim này khá gây tranh cãi trong sự nghiệp của đạo diễn Luc Besson.

Vai diễn đòi hỏi nhiều sự trưởng thành vượt tuổi ở Natalie Portman. Có những cảnh đòi hỏi phải hút thuốc, có những cảnh rất bạo lực không phù hợp với tâm lý thiếu niên. Nhưng Portman đã đưa lại một màn diễn xuất ấn tượng dù đây là vai diễn đầu tiên của cô.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 11
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 12
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 13

Ảnh: Cảnh trong "Léon: The Professional" (1994).

Khía cạnh gây tranh cãi nhất trong phim là những ẩn ý về mối tình thầm lặng giữa cô bé Mathilda và Léon - người đàn ông trung niên làm nghề sát thủ, đang bảo vệ và huấn luyện cho cô. Trong những cảnh phim bị cắt để phim có thể ra rạp tại một số quốc gia, có cảnh Mathilda và sát thủ Léon cùng đi vào một nhà hàng, Mathilda uống rượu say rồi nhiều lần muốn hôn sát thủ Léon.

Hơn thế, cách tạo hình cho nhân vật Mathilda cũng khó có thể nói là không mang những ẩn ý về tính dục đặt vào hình ảnh một cô bé mới lớn.

Về sau, khi đã ở tuổi trưởng thành, Portman chia sẻ rằng cô từng bị khủng hoảng sau bộ phim này. Sau khi phim ra mắt, cô rất phấn khích khi nhận được thư của fan hâm mộ, nhưng trong một lá thư, một người đàn ông đã viết về chuyện tình giả tưởng giữa ông ta và nhân vật Mathilda…

Lá thư "rùng rợn" đó đã khiến Portman ở tuổi 13 cảm thấy sốc. Trải nghiệm đó đã vĩnh viễn thay đổi cách nhìn của Portman về điện ảnh và nghề diễn.

Portman cho biết kể từ sau khi nhận được lá thư "kinh dị" đó, cô đã quyết định thay đổi cách lựa chọn vai diễn, cứ vai diễn nào có cảnh hôn, cảnh nhạy cảm là Portman từ chối, cô sợ những vai diễn sẽ khiến mình trở thành "biểu tượng sex".

"Tôi biết rằng nếu mình tiếp tục thể hiện bản thân qua những vai diễn có nhiều tính dục, tôi sẽ còn cảm thấy bất an", Portman từng nói.

Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 14
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 15
Bi kịch của diễn viên vừa vào nghề đã trở thành biểu tượng sex - 16

Ảnh: Tạo hình của Natalie Portman trong "Léon: The Professional" (1994).

Portman cho biết tới giờ, cô không cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình năm xưa, cô khẳng định rằng sự dứt khoát khi đó là việc cần phải làm để cô cảm thấy yên tâm hơn: "Ở tuổi 13, bài học rút ra đối với tôi đã rất rõ ràng. Tôi cảm thấy cần phải che chắn cơ thể mình, phải cẩn thận với cách biểu cảm và diễn xuất của mình, để mình được nhìn nhận đúng theo cách mà mình mong muốn".

Câu chuyện của Natalie Portman không bi kịch như hai câu chuyện ở trên, bởi cô đã có thể vượt qua cái bóng của vai diễn đầu "nặng ký", tiếp tục gây dựng một sự nghiệp diễn xuất thành công, có một cuộc sống riêng cho tới giờ rất êm đềm, hạnh phúc.

Ở trường hợp của Natalie Portman, người ta thấy có sự may mắn nhất định mà số phận đã ưu ái dành cho cô, nhưng bên cạnh đó, cũng phải kể tới cách nhìn nhận chín chắn của Natalie Portman khi cô quyết không để hình ảnh của mình bị đẩy đi theo hướng "biểu tượng sex". Chính nhờ vậy, cô đã tìm được hướng đi phù hợp với mình cả trong sự nghiệp và đời tư sau này.

Trailer phim "Léon: The Professional" (1994)