1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ukraine vận hành F-16 ra sao trước Su-35 và Su-30SM Nga?

Nguyễn Bình

(Dân trí) - Sau bao mong chờ, đến nay, thời gian Kiev nhận được tiêm kích F-16 có lẽ chỉ còn tính bằng ngày. Tuy nhiên, Không quân Ukraine sẽ làm thế nào để có thể sử dụng các chiến đấu cơ này?

Ukraine vận hành F-16 ra sao trước Su-35 và Su-30SM Nga? - 1

Tiêm kích F-16 Ukraine (trái) và Su-35 Nga sắp có những cuộc đối đầu nảy lửa trên bầu trời Ukraine (Ảnh minh họa: Telegram).

Giới chuyên gia nhận định, việc phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev sẽ làm tình hình trở nên phức tạp nghiêm trọng đối với Moscow vì Ukraine sắp có "át chủ bài" với khả năng tấn công mạnh mẽ vào các mục tiêu quân sự cả ở Lugansk và Donetsk cũng như sâu trong lãnh thổ Nga.

Việc triển khai máy bay chiến đấu F-16AM Block 20 thế hệ thứ tư của Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy và sau đó là Bỉ ở Ukraine đã nổ ra các cuộc thảo luận tích cực liên quan đến kết quả các trận không chiến có thể xảy ra giữa các máy bay này và tiêm kích đa năng hiện đại Su-30SM và Su-35S Nga.

Không quân Ukraine có những lựa chọn nào?

Sau khi tham chiến, nhiệm vụ chính của F-16AM có thể là sử dụng tên lửa hành trình tàng hình tầm thấp SCALP-EG hoặc JASSM để chống lại các mục tiêu chiến lược quan trọng của Nga ở Crimea và một số khu vực biên giới nằm ngoài vòng hỏa lực phòng không đối phương.

Lực lượng Kiev sẽ sử dụng F-16AM trong các hoạt động chống radar bằng tên lửa AGM-88B HARM và tấn công bằng bom lượn JDAM-ER. Không giống như phóng tên lửa hành trình ở cự ly 200-250km, chúng cần phải tiến tới gần mục tiêu ở khoảng cách 50-100km.

Nhiều khả năng, Ukraine có kế hoạch sử dụng F-16AM để săn lùng những chiếc tiêm kích bom Su-34 Nga khi chúng đang thực hiện nhiệm vụ tấn công bằng bom lượn.

Trong cả hai trường hợp, những chiếc F-16AM được đưa vào sử dụng trong Không quân Ukraine sớm hay muộn sẽ đối đầu với Su-35S hoặc Su-30SM của Nga đang thực hiện tuần tra hoặc chiếm ưu thế trên không để đánh chặn chúng.

Ukraine vận hành F-16 ra sao trước Su-35 và Su-30SM Nga? - 2

Tiêm kích Su-35 và Su-30SM hiện đại của Không quân Nga bay qua Quảng trường Đỏ (Ảnh: AFP).

F-16 sống sót ra sao trước "móng vuốt" Su-35 và Su-30SM?

Radar AN/APG-66(V)2A trên máy bay F-16AM có phạm vi phát hiện mục tiêu trên không với bề mặt phản xạ 3-5m2 là không quá 60-80 km. Ngoài ra, vũ khí đi kèm F-16 gần như chắc chắn sẽ bao gồm tên lửa AIM-9 với tầm phóng tới 40km và/hoặc AIM-120D với tầm phóng tới 180km.

Trong khi đó, radar Bars-R lắp trên Su-30SM có thể phát hiện F-16AM ở khoảng cách 160km, còn radar Irbis-E lắp trên Su-35S và Su-30SM2 hiện đại hóa có thể phát hiện F-16AM ở cự ly 250-300km. Sau khi phát hiện và tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 200-230km, máy bay chiến đấu Nga sẽ có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa R-37M.

Đối với F-16AM, trong những trường hợp hiếm hoi tránh được tên lửa R-37M bằng cách cơ động, sử dụng hệ thống tác chiến điện tử và mồi bẫy nhiệt, sau đó tiếp cận ở khoảng cách khoảng 160km, phi công Ukraine có thể sử dụng tên lửa AIM-120D bắn vào máy bay chiến đấu đối phương.

Nếu được "mắt thần" trên máy bay cảnh báo sớm Saab 340 AEW&C do Thụy Điển viện trợ, F-16 Ukraine có thể cải thiện hơn nữa hiệu suất chiến đấu trong việc né tránh hoặc chọn hướng tiếp cận có lợi khi đối mặt với tiêm kích Nga.

Trong các trận không chiến ở khoảng cách trung bình (50-70km), ưu điểm của máy bay chiến đấu Nga có thể là khả năng chống nhiễu cao hơn của radar, trạm quang - điện tử vượt trội và các hệ thống phòng thủ khác trên máy bay. Điều đáng chú ý là về mặt kỹ thuật, radar Irbis-E của Su-35 và Su-30SM có khả năng phát hiện AMRAAM đang tiếp cận và đánh chặn chúng bằng tên lửa R-77 mang theo. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem tính năng này thể hiện như thế nào.

Các trận cận chiến cổ điển (không chiến), mặc dù xác suất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên trong trường hợp này, lợi thế sẽ không nghiêng về đặc tính kỹ - chiến thuật của một chiếc máy cụ thể mà nghiêng về kinh nghiệm chiến đấu của phi công.

Theo Airforce Technolory, Topwar, MChronicles ,
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine