1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Trực thăng Cá sấu Nga khai hỏa, phá hủy "sát thủ diệt tăng" Ukraine

Thành Đạt

(Dân trí) - Những video được công bố cho thấy lực lượng Nga tiếp tục phá hủy các khí tài quân sự của Ukraine, bao gồm pháo tự hành và xe chiến đấu, trong các cuộc giao tranh.

Trực thăng Cá sấu Nga khai hỏa, phá hủy sát thủ diệt tăng Ukraine - 1

Xe chiến đấu bộ binh Bradley trong biên chế quân đội Mỹ (Ảnh: Quân đội Mỹ).

Avia Pro ngày 18/4 đưa tin, tài khoản Telegram Fighterbomber tiết lộ xe chiến đấu bộ binh (BMP) Bradley đầu tiên của Mỹ, mới được chuyển giao cho lực lượng vũ trang Ukraine (APU), đã bị phá hủy tại khu vực thành phố Vuhledar, Ukraine.

Hình ảnh từ video cho thấy trực thăng Ka-52 của lực lượng không quân Nga đã tấn công xe bọc thép của Ukraine và phá hủy khí tài này.

Đoạn video được cho là đã xác nhận thông tin về việc sử dụng xe chiến đấu bộ binh Bradley trong các hoạt động chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine. Ukraine hiện chưa lên tiếng về thông tin này.

Trực thăng Nga khai hỏa, phá hủy "sát thủ diệt tăng" Ukraine

Vài ngày trước, một đoạn video khác đã được công bố cho thấy lô xe chiến đấu bộ binh Bradley đầu tiên của Mỹ được chuyển tới Ukraine. Khí tài quân sự này được phủ lớp sơn ngụy trang đặc trưng của lực lượng vũ trang Ukraine.

Ka-52 là trực thăng chiến đấu và do thám thế hệ kế tiếp, được thiết kế để đối phó với các phương tiện trên bộ cả bọc thép và không bọc thép, xe tăng, binh sĩ và trực thăng đối phương. "Cá sấu" Ka-52 có thể được sử dụng cả trong sứ mệnh chiến đấu và trinh sát.

Là phiên bản 2 chỗ ngồi của trực thăng Ka-50, trực thăng Ka-52 có thể hoạt động 24/24 và trong mọi điều kiện thời tiết. Ka-52 được trang bị pháo tự động cỡ nòng 30mm và cũng có thể mang tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser, tên lửa không đối không tầm ngắn, các loại bom và tên lửa khác.

Đầu năm 2023, Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao 109 chiếc M2 Bradley cho Ukraine. M2 Bradley là xe chiến đấu bộ binh bọc thép được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ. Ngoài khả năng chở theo 6 binh sĩ được trang bị đầy đủ, xe bọc thép này còn được coi là một loại "sát thủ diệt tăng" khi được trang bị 2 bệ phóng với 7 tên lửa chống tăng TOW. 

Trong một video khác được công bố hôm 18/4, tổ hợp pháo tự hành 2S9 Nona-S của Ukraine đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công vào các vị trí của quân đội Nga.

Nga phá hủy pháo tự hành 2S9 Nona-S hiếm gặp của Ukraine

Theo dữ liệu do lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng) cung cấp, quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công bất ngờ vào các vị trí của quân đội Nga, sử dụng pháo tự hành Nona-S. Pháo của Ukraine đã khai hỏa bất ngờ vào các vị trí của quân đội Nga, tuy nhiên do Nona-S không được ngụy trang nên bị quân đội Nga tấn công đáp trả. Chỉ sau ít phút Nona-S đã bị hỏa lực của pháo binh Nga phá hủy.

Ngay sau khi xác định được tọa độ của trận địa pháo Ukraine, quân đội Nga đã lập tức tiến công và phá hủy mục tiêu bằng hỏa lực chính xác.

Trước đó, quân đội Ukraine đầu tháng 4 công bố đoạn video ghi lại cuộc giao tranh ở làng Klishchiivka gần Bakhmut, Donbass khi pháo cối 2S9 Nona 120mm của Nga bị pháo binh của Kiev phá hủy.

Trực thăng Cá sấu Nga khai hỏa, phá hủy sát thủ diệt tăng Ukraine - 2

Tổ hợp 2S9 Nona-S của lực lượng vũ trang Ukraine (Ảnh: Defense Express).

Nona bắn đạn cối 120mm, gia nhập quân đội Liên Xô vào năm 1981. Khoảng 1.000 tổ hợp đã được sản xuất. Được vận hành bởi tổ lái 4 người, 2S9 Nona có thể bị nhầm với xe tăng hạng nhẹ với tháp pháo thép hàn nằm ở giữa thân xe bọc thép nhẹ, dày tối đa 15mm.

2S9 Nona được trang bị pháo nòng trơn 120mm 2A51, là sự kết hợp giữa súng cối và lựu pháo có tốc độ bắn 10 vòng/phút, tầm bắn hiệu quả 8,8km với đạn thông thường và 12,8km với đạn đặc biệt. Mặc dù giống xe tăng nhưng tháp pháo của 2S9 Nona chỉ cho phép di chuyển qua trái và phải.

Theo Avia Pro
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine