1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Thay đổi có thể cho phép Mỹ chuyển giao pháo phản lực cho Ukraine

Tùng Nguyễn

(Dân trí) - Giới chức quân đội Mỹ vẫn đang cân nhắc về việc viện trợ pháo phản lực cho quân đội Ukraine.

Thay đổi có thể cho phép Mỹ chuyển giao pháo phản lực cho Ukraine - 1
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M31 (Ảnh: Kyiv Post).

Trong một tuyên bố trước giới truyền thông ngày 30/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định rằng Mỹ sẽ không viện trợ cho Ukraine vũ khí tấn công có tầm bắn tới lãnh thổ Nga cho phía Ukraine.

Tuy nhiên, Washington D.C vẫn đang xem xét khả năng chuyển giao các hệ thống pháo phản lực phóng loạt với đầu đạn có tầm bắn ngắn hơn cho Kiev.

Khí tài đang được chính quyền của Tổng thống Joe Biden cân nhắc là hệ thống pháo phản lực phóng loạt dẫn đường M31.

Đây là một loại khí tài khá hiện đại nằm trong kho vũ khí tấn công tầm xa của quân đội Mỹ. Với tầm bắn lên tới 500km tùy thuộc vào loại đạn và có khả năng trang bị tên lửa được điều khiển bằng vệ tinh, hệ thống M31 được coi là một nỗi ám ảnh với sinh lực bộ binh của đối phương.

Theo giới chuyên gia quân sự, để tránh việc hệ thống M31 có thể tấn công sang lãnh thổ Nga, Mỹ sẽ chỉ cung cấp cho Ukraine loại đạn với tầm bắn khoảng 64km. Tuy không được như kỳ vọng, đây vẫn sẽ là một bước tiến lớn trong khả năng tấn công tầm xa của quân đội Ukraine.

Trước đó, Mỹ đã viện trợ nhiều lựu pháo M-777 cho chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng số lựu pháo này chỉ có tầm bắn bằng một nửa so với pháo phản lực M31.

Nếu quyết định được thông qua, các hệ thống pháo phản lực phóng loạt M31 sẽ tăng cường đáng kể sức kháng cự của các lực lượng vũ trang Ukraine trước hỏa lực vượt trội của quân đội Nga.

Trong tuần qua, hai thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Ba Lan và Slovakia cũng đã gửi 26 đơn vị pháo tự hành AHS Krab và Zuzana 2 cho Ukraine

Theo Tass
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine