Tên lửa Kinzhal Nga phá sở chỉ huy Ukraine ở Kiev
(Dân trí) - Tên lửa Kinzhal đánh trúng hầm ngầm bê tông cốt thép ở độ sâu 30m và sóng xung kích gây hư hại các tòa nhà xung quanh. Ukraine ghi nhận độ rung tương đương với một trận động đất mạnh 3 độ.
Chiếc máy bay MiG-31K của Nga đã bay lượn trên khu vực Biển Đen 3 tiếng đồng hồ, trước khi phóng tên lửa siêu vượt âm Kinzhal vào mục tiêu ở thủ đô Kiev của Ukraine.
Cuộc tấn công bằng tên lửa Kinzhal lần này có gì khác biệt?
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, sáng 7/10, các cuộc không kích của Nga đã tấn công các quận Solomensky, Shevchenkovsky và Goloseevsky của thủ đô. Trong đó, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, tập kích mục tiêu quan trọng là "trung tâm ra quyết định" ở Kiev, Tsargrad đưa tin.
Tên lửa xuyên thủng lưới lửa phòng không đa tầng của Ukraine hợp thành bởi các tổ hợp Patriot, NASAM, IRIS-T tối tân và đánh trúng hầm ngầm nằm sâu trong lòng đất. Sóng xung kích của vụ nổ gây hư hại các tòa nhà xung quanh, một lúc sau, xe cứu hộ tiến vào hiện trường.
Các quan chức thành phố Kiev cho biết các cuộc tấn công bắt đầu vào khoảng 8h30 sáng giờ địa phương. Thị trưởng Kiev Serhiy Popko cho biết tên lửa Kh-47M2 Kinzhal được phóng từ máy bay MiG-31K.
Thông tin do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố cho thấy, tên lửa đánh trúng hầm ngầm sâu hơn 30m và căn hầm này sử dụng kết cấu bê tông cốt thép.
Tên lửa Kinzhal được khai hỏa lần này sử dụng công nghệ dẫn đường mới nhất, có thể thực hiện nhiều động tác cơ động ở giai đoạn cuối, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn.
Các thông số kỹ thuật cho thấy, tốc độ tối đa của tên lửa có thể đạt Mach 12 và tầm bắn tối đa vượt quá 2.000km với đầu nổ nặng hơn 500kg đủ để phá hủy các hầm ngầm dưới lòng đất.
Nga đã phóng tên lửa từ máy bay MiG-31K và toàn bộ đòn tấn công chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 10 phút.
Dữ liệu giám sát radar do quân đội Ukraine công bố cho thấy, tên lửa Kinzhal đi vào không phận Kiev từ phía Nam. Hệ thống phòng không phản ứng ngay sau khi phát hiện, nhưng không thể thực hiện đánh chặn vì nó bay quá nhanh.
Nguyên nhân khiến tên lửa siêu vượt âm Kinzhal xuyên thủng thành công hệ thống phòng không đa tầng bảo vệ Kiev, là do nó áp dụng phương pháp dẫn đường tổng hợp và có thể thực hiện xâm nhập ở độ cao cực thấp tùy theo địa hình. Khi trạm quan sát mặt đất của Ukraine phát hiện ra tên lửa, họ đã không thể tổ chức phòng thủ hiệu quả.
Các chuyên gia kỹ thuật phân tích, đòn tấn công này thể hiện đầy đủ giá trị chiến thuật của vũ khí siêu vượt âm. Tên lửa không chỉ xuyên thủng hệ thống phòng không nhiều lớp, mà còn bắn trúng chính xác mục tiêu dưới lòng đất.
Kết quả tấn công này, khó đạt được ở tên lửa thông thường. Mức độ hư hại của boong-ke cho thấy, tên lửa có khả năng xuyên đất rất mạnh và có thể phá hủy hiệu quả các công sự kiên cố.
Điều tra trên mặt đất cho thấy, các đặc điểm thiệt hại do sóng xung kích điển hình xuất hiện xung quanh điểm va chạm của tên lửa Kinzhal. Các bức tường bên ngoài của tòa nhà bị hư hại, nhiều kính vỡ vụn. Mạng lưới đường ống ngầm cũng bị ảnh hưởng, nước thấm nhiều nơi.
Các phép đo chuyên nghiệp cho thấy, sóng xung kích vươn xa tới hơn 500m. Phạm vi sát thương này thể hiện uy lực cực mạnh của tên lửa.
Bộ phận kỹ thuật đã phân tích mảnh vỡ và xác nhận tên lửa sử dụng đầu xuyên giáp mới, có khả năng xuyên thấu cực mạnh và có thể chọc thủng lớp bảo vệ bê tông trong thời gian rất ngắn.
Thiết kế cấu trúc của đầu đạn đảm bảo sự ổn định sau va chạm ở tốc độ cao và cải thiện hiệu quả tấn công. Phần thân tên lửa còn lại cho thấy tên lửa sử dụng lớp phủ tàng hình tiên tiến.
So sánh hình ảnh vệ tinh cho thấy, khu vực boong-ke đã được ngụy trang trước vụ tấn công. Các tòa nhà trên mặt đất có hình dáng của các công trình dân dụng, lối vào và lối ra được giấu trong bãi đậu xe ngầm.
Biện pháp ngụy trang này làm tăng độ khó của việc xác định mục tiêu. Quân đội Nga lần này đã có thể khóa mục tiêu chính xác, cho thấy sự hiệu quả của hệ thống tình báo của nước này.
Lực lượng phòng không Ukraine bị bất ngờ
Khi tên lửa Kinzhal tấn công, hệ thống cảnh báo sớm phòng không của Ukraine đang được bảo trì định kỳ. Nhân viên trực ngay lập tức kích hoạt hệ thống dự phòng sau khi phát hiện tín hiệu bất thường, nhưng thời gian phản ứng không còn đủ.
Video giám sát cho thấy, tên lửa đi vào khu đô thị ở trạng thái bổ nhào và lao thẳng xuống đất một góc gần 90 độ. Góc tấn công này làm tăng hiệu quả xuyên thủng và khiến hệ thống phòng không của Ukraine khó đánh chặn hơn.
Các nhà bình luận quân sự chỉ ra rằng, hệ thống phòng không của Kiev chủ yếu nhằm tiêu diệt tên lửa hành trình và UAV tự sát tầm xa của Nga và đã tỏ ra hiệu quả trong các lần đánh trả những đòn tập kích quy mô lớn.
Tuy nhiên, khi đối mặt với vũ khí siêu vượt âm, các vũ khí phòng không hiện có của Ukraine bộc lộ những nhược điểm rõ ràng. Tốc độ tối đa của tên lửa phòng không chỉ là Mach 5 và không thể đánh chặn hiệu quả các mục tiêu tốc độ cao. Khả năng theo dõi của hệ thống radar cũng khó đáp ứng được yêu cầu.
Đường bay hoàn chỉnh của tên lửa đã được trạm radar thuộc Quân khu Kiev ghi lại. Dữ liệu cho thấy tên lửa đã thực hiện nhiều thao tác trong giai đoạn cuối.
Quỹ đạo cơ động này gây khó khăn cho việc theo dõi của các hệ thống phòng không. Phương pháp dẫn đường được tên lửa sử dụng kết hợp quán tính và dẫn đường vệ tinh, để cải thiện độ chính xác của đòn tập kích.
Các trạm giám sát mặt đất đã nắm bắt được các đặc điểm chi tiết về sự xâm nhập của tên lửa. Tên lửa bay ở độ cao cực thấp trong quá trình xâm nhập và sử dụng địa hình che chắn. Hành động chiến thuật này làm giảm khả năng phát hiện của radar phòng không. Quỹ đạo bay của nó cũng cho thấy khả năng cơ động cực kỳ mạnh mẽ.
Hồ sơ dữ liệu của Hạm đội Biển Đen ghi nhận, máy bay MiG-31K phóng tên lửa đã bay lượn trong không phận được xác định trước trong 3 giờ. Phi công chờ cơ hội phóng tốt nhất để đảm bảo độ chính xác của đòn tấn công. Sau khi khai hỏa tên lửa, máy bay lập tức rời khỏi khu vực chiến đấu và quay trở lại căn cứ. Toàn bộ hoạt động cho thấy mức độ chuyên nghiệp cao.
Các chuyên gia quân sự tin rằng, cuộc tấn công đã được lên kế hoạch tỉ mỉ. Nga đã chọn thời cơ phát động cuộc tấn công bất ngờ, trong quá trình quân đội Ukraine bảo trì định kỳ hệ thống phòng không và chọn thời điểm rất chính xác.
Việc lựa chọn mục tiêu cũng có ý nghĩa chiến lược, nhằm mục đích làm tan rã hệ thống chỉ huy của quân đội Ukraine. Kế hoạch tổng thể của chiến dịch phản ánh đặc điểm của chiến tranh hiện đại.
Sau khi kiểm tra hiện trường vụ nổ, các kỹ thuật viên Ukraine nhận thấy sức công phá của tên lửa vượt quá tưởng tượng của họ. Cấu trúc bê tông của hầm trú ẩn bị hư hại nặng. Hiệu ứng hủy diệt này cho thấy tên lửa có động năng sát thương cực kỳ mạnh. Sóng xung kích do vụ nổ tạo ra tạo thành hiệu ứng chồng chất trong không gian dưới lòng đất.
Các tổ chức chuyên nghiệp đã phân tích mảnh vỡ tên lửa và phát hiện ra một số cải tiến công nghệ. Bố cục khí động học của tên lửa áp dụng thiết kế biến dạng có thể lập trình, điều chỉnh hình dạng theo trạng thái bay. Thiết kế này cải thiện độ ổn định của chuyến bay siêu vượt âm. Vật liệu là loại composite mới để tăng cường độ bền của kết cấu.
Phân tích mảnh vỡ cho thấy tên lửa sử dụng hệ thống ngòi nổ nhiều tầng. Hệ thống này đảm bảo đầu đạn phát nổ chính xác sau khi xuyên qua mục tiêu. Thiết kế của ngòi nổ có tính đến đầy đủ các đặc điểm của việc tấn công các mục tiêu dưới lòng đất. Các linh kiện điện tử được tìm thấy trong đống đổ nát cho thấy tên lửa có trình độ công nghệ cao.
Cộng đồng tình báo đánh giá, cuộc tấn công này của Nga thể hiện xu hướng phát triển của vũ khí dẫn đường chính xác. Hệ thống dẫn đường của tên lửa kết hợp nhiều phương pháp dẫn đường khác nhau để duy trì độ chính xác cao trong môi trường phức tạp.
Tiến bộ công nghệ này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các hệ thống phòng thủ. Độ chính xác của đòn tấn công phản ánh bước nhảy vọt thế hệ về vũ khí và thiết bị của Nga.
Các trạm quan trắc môi trường trong khu vực đã ghi lại các thông số vật lý của quá trình nổ. Dữ liệu cho thấy, cường độ sóng xung kích vượt quá giá trị cảnh báo.
Các thiết bị địa chấn ghi nhận, độ rung tương đương với một trận động đất mạnh 3 độ richter. Những dữ liệu này khẳng định sức mạnh to lớn của tên lửa Kinzhal. Dữ liệu quan trắc môi trường cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá mức độ thiệt hại.