1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nửa triệu người biểu tình phản đối giải tán chính quyền Catalonia

(Dân trí) - Khoảng 450.000 người đã đổ xuống các tuyến đường ở thành phố Barcelona để phản đối quyết định giải tán chính quyền Catalonia của chính phủ Tây Ban Nha hôm 21/10.

Nửa triệu người biểu tình phản đối giải tán chính quyền Catalonia

Khoảng 450.000 người ủng hộ chính quyền Catalonia ngày 21/10 đã đồng loạt xuống đường ở thành phố Barcelona, thủ phủ của Catalonia, để phản đối nỗ lực của chính phủ Tây Ban Nha nhằm chặn đứng kế hoạch ly khai của vùng tự trị này.
Khoảng 450.000 người ủng hộ chính quyền Catalonia ngày 21/10 đã đồng loạt xuống đường ở thành phố Barcelona, thủ phủ của Catalonia, để phản đối nỗ lực của chính phủ Tây Ban Nha nhằm chặn đứng kế hoạch ly khai của vùng tự trị này.

Những người biểu tình cũng phản đối việc Tòa án tối cao Tây Ban Nha phát lệnh bắt giam 2 lãnh đạo phong trào ủng hộ ly khai của Catalonia là ông Jordi Sanchez, người đứng đầu phong trào ly khai Nghị viện Catalonia và ông Jordi Cuixart, người đứng đầu phong trào ly khai Omnium Cultural hôm 16/10.
Những người biểu tình cũng phản đối việc Tòa án tối cao Tây Ban Nha phát lệnh bắt giam 2 lãnh đạo phong trào ủng hộ ly khai của Catalonia là ông Jordi Sanchez, người đứng đầu phong trào ly khai Nghị viện Catalonia và ông Jordi Cuixart, người đứng đầu phong trào ly khai Omnium Cultural hôm 16/10.

Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẽ thu lại quyền lực của nghị viện Catalonia, dẹp bỏ chính quyền tự trị và tổ chức một cuộc bầu cử mới trong 6 tháng tới.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẽ thu lại quyền lực của nghị viện Catalonia, dẹp bỏ chính quyền tự trị và tổ chức một cuộc bầu cử mới trong 6 tháng tới.

Thủ hiến Catalonia, ông Carles Puigdemont, và các quan chức của chính quyền Catalonia cũng tham gia vào đoàn biểu tình tại các tuyến phố trung tâm ở Barcelona hôm 21/10.
Thủ hiến Catalonia, ông Carles Puigdemont, và các quan chức của chính quyền Catalonia cũng tham gia vào đoàn biểu tình tại các tuyến phố trung tâm ở Barcelona hôm 21/10.

Người dân ở Barcelona đã mang theo cờ Catalonia và các biểu ngữ với nội dung “Nền dân chủ”, “Giúp đỡ Catalonia” hay “Cứu lấy châu Âu” khi xuống đường biểu tình.
Người dân ở Barcelona đã mang theo cờ Catalonia và các biểu ngữ với nội dung “Nền dân chủ”, “Giúp đỡ Catalonia” hay “Cứu lấy châu Âu” khi xuống đường biểu tình.

Thủ hiến Carles Puigdemont đã lên tiếng phản đối quyết định giải tán chính quyền Catalonia của chính phủ Tây Ban Nha, gọi đây là hành động “bất hợp pháp” của Madrid. Ông Puigdemont cho rằng đây là “cuộc tấn công tồi tệ nhất chống lại hiến pháp và người dân Catalonia.
Thủ hiến Carles Puigdemont đã lên tiếng phản đối quyết định giải tán chính quyền Catalonia của chính phủ Tây Ban Nha, gọi đây là hành động “bất hợp pháp” của Madrid. Ông Puigdemont cho rằng đây là “cuộc tấn công tồi tệ nhất chống lại hiến pháp và người dân Catalonia".

Chủ tịch Nghị viện Catalanonia cho rằng việc chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố sẽ giải tán chính quyền Catalonia và tổ chức cuộc bầu cử mới là hành vi “đảo chính” và tấn công nền dân chủ của khu vực này.
Chủ tịch Nghị viện Catalanonia cho rằng việc chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố sẽ giải tán chính quyền Catalonia và tổ chức cuộc bầu cử mới là hành vi “đảo chính” và tấn công nền dân chủ của khu vực này.

Các biện pháp do chính phủ của Thủ tướng Rajoy đề xuất cần được Thượng viện Tây Ban Nha bỏ phiếu thông qua vào ngày 27/10 trước khi bắt đầu có hiệu lực chính thức.
Các biện pháp do chính phủ của Thủ tướng Rajoy đề xuất cần được Thượng viện Tây Ban Nha bỏ phiếu thông qua vào ngày 27/10 trước khi bắt đầu có hiệu lực chính thức.

Cuộc khủng hoảng Catalonia bắt đầu từ ngày 1/10 sau khi chính quyền khu vực tổ chức cuộc trưng cầu dân ý “bất hợp pháp” và sử dụng kết quả gây tranh cãi này làm cơ sở tuyên bố độc lập vào ngày 10/10.
Cuộc khủng hoảng Catalonia bắt đầu từ ngày 1/10 sau khi chính quyền khu vực tổ chức cuộc trưng cầu dân ý “bất hợp pháp” và sử dụng kết quả gây tranh cãi này làm cơ sở tuyên bố độc lập vào ngày 10/10.

Sau nhiều lần gia hạn chót để chính quyền Thủ hiến Catalonia thay đổi quyết định nhưng bất thành, chính phủ Tây Ban Nha đã tính đến phương án kích hoạt điều 155 trong hiến pháp nước này nhằm xóa bỏ quyền tự trị của Catalonia.
Sau nhiều lần gia hạn chót để chính quyền Thủ hiến Catalonia thay đổi quyết định nhưng bất thành, chính phủ Tây Ban Nha đã tính đến phương án kích hoạt điều 155 trong hiến pháp nước này nhằm xóa bỏ quyền tự trị của Catalonia.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm