Những vấn đề bị bỏ quên trong năm 2009
(Dân trí) – Năm nay, thế giới nói hiều đến khủng hoảng kinh tế mà dường như quên đi “hiểm họa cắt giảm” ở châu Âu, nói nhiều đến biến đổi khí hậu mà quên nguy cơ thiếu nước ngọt, hay nói nhiều đến khủng bố mà quên không nhắc đến một “thiên đường” của khủng bố...
Sau đây là ít nhất 5 điều bị thế giới lãng quên trong năm 2009:
Châu Âu: Chính trị và vấn đề cắt giảm chi tiêu
Nhưng cắt giảm chi tiêu lại dẫn đến những vấn đề xã hội - chính trị, tác động ngược trở lại đến nền kinh tế. Việc Chính phủ Romania sụp đổ hồi tháng 10 có khả năng gây nguy hiểm cho chương trình cải cách và một chương trình của IMF. Chính trị cũng được xem là đang cản trở những thay đổi về chính sách ở Ba Lan, Latvia, Hungary và CH Séc.
Bế tắc hạt nhân của Iran ảnh hưởng đến giá dầu và các thị trường châu Âu
Thế giới có vẻ chỉ để ý đến thái độ của Iran và các cường quốc phương Tây đang lo ngại về chương trình hạt nhân của Tehran, mà ít thấy đề cập đến nguy cơ bất đồng này có thể tác động đến giá dầu và các thị trường ở châu Âu.
Hiện tượng El Nino tác động mạnh nhất đến châu Phi
Nguồn nước - Thách thức của châu Á
Nhu cầu về nước sạch trên toàn thế giới đang tăng mạnh trong khi nguồn cung ngày càng bất ổn. Hiện nay, cứ một trong sáu người dân trên toàn thế giới, tương đương khoảng hơn một tỷ người, không có đủ nguồn nước an toàn để sử dụng. Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, đến năm 2025, phân nửa các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước hoặc thiếu nước thực sự.
Khổ sở vì lũ lụt, nhưng vấn nạn chung nêu trên của thế giới đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á. Trong khi châu Á là nơi cư ngụ của hơn phân nửa dân số thế giới, thì lượng nước lại không tương ứng. Tính toán cho thấy trung bình mỗi năm một đầu người tại châu Á chỉ có hơn 3.900 mét khối nước sinh hoạt. Châu Á lại chiếm đến 2/3 của mức tăng dân số thế giới và với mức độ tăng như hiện nay thì trong vòng 10 năm nữa, sẽ có thêm gần 500 triệu người.
Quốc tế đổ dồn chú ý vào quyết định của Mỹ, Anh cùng các nước chủ chốt gửi thêm hàng chục nghìn quân tới Afghanistan để chiến đấu chống Taliban và khủng bố Al Qaeda, trong khi lại bỏ qua những xung đột khác trên thế giới, trong đó phải nói đến Somalia, một quả bom hẹn giờ của khủng bố.
Nguyễn Viết
Tổng hợp