1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

"Mặt trận" mới có thể châm ngòi cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

Đức Hoàng

(Dân trí) - Giới chuyên gia nhận định, các khoáng sản quan trọng có thể sẽ kích hoạt một cuộc cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới.

Mặt trận mới có thể châm ngòi cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung - 1

Trung Quốc là người chơi lớn trong ngành khoáng sản toàn cầu (Ảnh minh họa: SCMP).

Trong bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ, hai chuyên gia Zhao Shen từ Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tây và Wang Peng từ Học viện Khoa học Trung Quốc kêu gọi, Bắc Kinh nên liên minh với các nhà cung cấp khoáng sản quan trọng "thân thiện" khi Mỹ và các đồng minh đang tìm cách định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu để cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hai chuyên gia nhấn mạnh: "Trọng tâm phải là kiểm soát nguy cơ thiếu hụt các khoáng sản chủ chốt, xây dựng mạng lưới thương mại toàn cầu cho các khoáng sản chủ chốt có lợi cho an ninh tài nguyên của Trung Quốc và đạt được sự phân bổ hợp lý, hiệu quả và an toàn đối với các khoáng sản quan trọng".

"Đồng thời, Trung Quốc nên tập trung tăng cường hợp tác với các nước cung cấp tài nguyên khoáng sản khác, hình thành các liên minh tài nguyên quốc tế và cùng nhau lên tiếng trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế để đảm bảo an ninh cho việc cung cấp các khoáng sản chủ chốt cho Trung Quốc và các nước thân thiện", bài báo viết.

Trung Quốc là một người chơi quan trọng quan trọng trong lĩnh vực chế biến khoáng sản. Họ là nhà cung cấp hàng đầu của 16 loại khoáng sản thiết yếu cho các công nghệ tiên tiến, cũng như 25 loại khoáng sản khác mà Mỹ cần, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ.

Tuy nhiên, khả năng tận dụng giá trị chiến lược của những khoáng sản quan trọng này của Trung Quốc bị hạn chế vì Mỹ và các đồng minh phương Tây đã kiểm soát hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản toàn cầu, 2 chuyên gia Zhao và Wang nói.

Theo hệ thống quốc tế, Trung Quốc phải định giá mua hầu hết các loại khoáng sản so với các tiêu chuẩn như quy định của Sở giao dịch kim loại London, Anh. Đồng thời, các giao dịch thường được thực hiện bằng USD, khiến Mỹ có được tầm ảnh hưởng với giá cả khoáng sản.

Hai chuyên gia nhận định, việc phương Tây phụ thuộc vào nguồn cung khoáng sản từ Trung Quốc đã khiến họ coi Bắc Kinh là "rủi ro an ninh hàng đầu" trong lĩnh vực này.

"Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kích hoạt chiến lược lấy liên minh làm trung tâm để siết chặt hơn nữa Trung Quốc trong hệ thống quản trị khoáng sản toàn cầu", bài báo viết.

Mỹ trong hàng chục năm qua đã thiết lập một hệ thống đánh giá phức tạp cho các mối đe dọa liên quan tới nguồn cung khoáng sản quan trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa có hệ thống này.

Hai chuyên gia cho rằng, điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của Trung Quốc, nhất là khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang nâng cao chuyên môn công nghệ và củng cố vị thế cường quốc sản xuất toàn cầu.

"Nhu cầu của Trung Quốc đối với nhiều loại khoáng sản quan trọng đang tăng lên và sự phụ thuộc của nước này vào nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng của nước ngoài cũng ngày càng tăng, điều đó có nghĩa là sự gián đoạn nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng cũng trở thành mối đe dọa đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc", các chuyên gia nhận định.  

Mặt khác, khi cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc ngày càng gia tăng, Mỹ đã tăng cường nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng khoáng sản trong nước để cố gắng phá vỡ sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tuần trước, Nhà Trắng cho biết họ đang khảo sát công chúng về Chương trình Nghiên cứu Vật liệu Quan trọng trị giá 675 triệu USD.

Sau khi được thông qua, Mỹ dự kiến sẽ tăng cường đầu tư vào các chuỗi cung ứng này, bao gồm nghiên cứu cơ bản về khoa học vật liệu và khoa học địa lý, cũng như thương mại hóa các công nghệ mới.

Theo SCMP