1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Australia phá âm mưu dàn dựng tống tiền học sinh Trung Quốc

Đức Hoàng

(Dân trí) - Chính quyền Australia cảnh báo hàng loạt âm mưu trong đó thủ phạm ép buộc các du học sinh Trung Quốc phải giả vờ bị bắt cóc để gia đình gửi hàng triệu USD tiền chuộc.

Australia phá âm mưu dàn dựng tống tiền học sinh Trung Quốc - 1

Hai trong số nhiều bức ảnh dàn dựng cảnh du học sinh Trung Quốc bị bắt cóc để buộc gia đình trả tiền chuộc (Ảnh: Cảnh sát New South Wales)

Cảnh sát Australia cho biết nhiều gia đình Trung Quốc đã mất hàng trăm nghìn cho tới hàng triệu USD tiền chuộc trong các vụ bắt cóc lừa đảo có sự tham gia của chính con em họ.

Tại New South Wales, có ít nhất 8 vụ giả mạo bắt cóc đã bị phát hiện. Trong khi đó, hồi tháng 5, cảnh sát liên bang Australia cho biết họ đang điều tra ít nhất 25 vụ bị nghi là dàn dựng bắt cóc đòi tiền chuộc nhằm vào sinh viên Trung Quốc.

Các vụ lừa đảo thường có kịch bản tương tự nhau khi thủ phạm liên hệ với các sinh viên Trung Quốc trẻ tuổi. Những kẻ lừa đảo sẽ giao tiếp bằng tiếng Hoa và tự nhận là người của chính quyền Trung Quốc.

Sau đó, thủ phạm sẽ đe dọa các sinh viên trên rằng họ bị vướng rủi ro về mặt pháp lý và có thể bị bắt ở Trung Quốc. Tiếp đến, chúng sẽ yêu cầu các sinh viên hoặc chuyển tiền hoặc buộc phải đóng vai nạn nhân trong âm mưu bắt cóc dàn dựng để lừa đảo tiền chuộc từ chính gia đình các sinh viên trên.

Để âm mưu giống sự thật, các sinh viên bị ép phải cắt đứt liên lạc qua điện thoại và mạng xã hội, rời nơi ở và gửi những bức ảnh dàn dựng có cảnh họ bị trói lại, sau đó cầu xin gia đình ở Trung Quốc gửi tiền chuộc để có thể được “thả” ra.

Cảnh sát ước tính những kẻ cầm đầu bắt cóc lừa đảo đường dây đã thu về bất hợp pháp 2,27 triệu USD, trong đó một gia đình mất tới 1,4 triệu USD. Những nạn nhân khác bị lừa từ hàng chục nghìn tới hàng trăm nghìn USD.

Phía cảnh sát New South Wales cho hay họ đã được cơ quan ngoại giao Trung Quốc bảo đảm rằng chính quyền nước này sẽ không liên lạc với sinh viên qua điện thoại và yêu cầu đòi tiền.