PhotoStory

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024

Thực hiện: Thành Đông

(Dân trí) - Trong số 1.000 tác phẩm sơn mài được nghệ nhân Tấn Phát (Hà Nội) chế tác phục vụ thị trường Tết 2024, đặc biệt có chiếc ghế dát vàng lấy ý tưởng từ rồng thời Lý được chào giá lên tới 2 tỷ đồng.

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 1

Dịp xuân Giáp Thìn 2024, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Sơn Tây, Hà Nội) tất bật hoàn thiện 1.000 hình tượng rồng sơn mài để đưa ra thị trường. Theo anh Phát, suốt quá trình thực hiện bộ sưu tập, các sản phẩm linh vật rồng được anh tạo tác gắn liền với hình tượng "tiên" nhằm thể hiện tình yêu và văn hóa người Việt theo truyền thuyết Con rồng cháu Tiên.

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 2

Trong số các tượng gỗ sơn mài, nổi bật có bộ ghế rồng gồm 5 chiếc ghế, biểu tượng "tiên" được hình tượng hóa giống như đang bay trên không trung.

Hình tượng rồng thời nhà Lý được điêu khắc xuyên suốt trong bộ sưu tập lần này. Anh Tấn Phát cho biết: "Rồng thời Lý mang lại hình ảnh rồng thuần Việt, đồng thời thể hiện được tính cách của dân tộc ta".

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 3
Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 4
Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 5

Bộ ghế được làm từ gỗ mít kết hợp phương pháp khảm trai, sau đó được bọc bạc lá và vàng lá,... Phần chân được anh Phát tạo hình 5 móng vững chãi, đuôi rồng hình dáng như lá bồ đề. Hiện tại, chiếc ghế rồng lớn được anh Phát chào bán gần 2 tỷ đồng, 4 chiếc nhỏ chưa có giá. 

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 6

Ý tưởng về các tác phẩm được nghệ nhân Tấn Phát khởi phát từ 2 năm trước, đến nay anh đã hoàn thành được khoảng 500 tạo tác, với kỳ vọng bộ sưu tập sẽ hoàn thiện trước dịp Tết Nguyên đán.

Theo anh Phát, để chế tác khúc gỗ mít xù xì thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh phải trải qua hàng chục công đoạn phức tạp từ lúc lên ý tưởng cho đến đục đẽo tạo hình. Tùy vào các trường phái điêu khắc, kích thước, kiểu dáng mà có thể mất vài ngày cho đến cả tháng để ra được một tác phẩm.

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 7

Sau khi đục gỗ ra hình đầu rồng, anh Phát sử dụng khò để dùng lửa làm mịn toàn bộ bề mặt gỗ.

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 8

Anh Tấn Phát sử dụng sơn mài theo lối truyền thống, quét lớp sơn mài phủ bề mặt sau đó khảm vỏ trứng hoặc vỏ trai và quét thêm 7-10 lớp màu.

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 9

Tác phẩm Cá chép hóa Rồng đang được đánh bóng, đây là công đoạn cuối trong nghệ thuật sơn mài truyền thống.

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 10

Trong bộ sưu tập Con rồng cháu tiên năm nay, anh Tấn Phát đã phát triển thêm nhiều chất liệu và sản phẩm khác nhau như, gốm, mộc bản... Nổi bật có bộ hộp đựng sách với các biểu tượng rồng Việt khác nhau như rồng thời Lý, rồng thời Lê Sơ, rồng thời Trần,…

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 11
Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 12

Tạo tác Con rồng cháu tiên ngoài để trưng bày ra còn có tính ứng dụng cao trong đời sống thường ngày như làm đèn bàn, đế đốt trầm, khay trà, lọ đựng hoa khô... 

Chiếc ghế rồng dát vàng chào giá gần 2 tỷ đồng dịp Tết Giáp Thìn 2024 - 13

Sản phẩm chum gốm với biểu tượng rồng cuốn quanh thân đang trong quá trình hoàn thiện.