1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19

Minh Nhật Nguyễn Bắc Đỗ Linh

(Dân trí) - Sáng nay, 3 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 "made in Vietnam" - Nanocovax, do Công ty Nanogen phát triển.

3 người đầu tiên được test thử vaccine ngừa Covid 19

3 tình nguyện viên có 2 nam, 1 nữ, trong đó tình nguyện viên nam (khoảng 20 tuổi) là người đầu tiên được tiêm. Liều tiêm được sử dụng là liều 25 μg, liều có nồng độ thấp nhất, các liều tiêm còn lại là 50 μg và 75 μg.

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 - 1

Nam thanh niên khoảng 20 tuổi là người đầu tiên được tiêm thử vắc xin Covid-19 "made in Vietnam"

Theo Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, những tình nguyện viên trước khi tiêm thử nghiệm đã trải qua một quy trình kiểm tra sức khỏe rất nghiêm ngặt. Sau khi tiêm, tình nguyện viên tiếp tục ở lại Viên Nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân y để giám sát sức khỏe trong vòng 72 giờ. Sau đó tình nguyện viên được về nhà và được giám sát bởi cán bộ y tế xã phương. Mũi tiêm thứ 2 được tiến hành sau 28 ngày.

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 - 2

Vắc xin được tiêm bắp với liều tiêm 25 μg

"Chúng tôi đã chuẩn bị tối đa cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình thử nghiệm lâm sàng. Hiện nay đã chuẩn bị sẵn 12 phòng để tình nguyện viên ở lại theo dõi. Trong khu vực này cũng có sẵn nhà ăn, khu vệ sinh và các phương tiện để tình nguyện viên có thể giải trí tại chỗ", Trung tướng Quyết cho hay.

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 - 3

Trong giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm lâm sàng an toàn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Do đó, Học viện Quân y đã thành lập 10 tổ chuyên môn gồm: cấp cứu, an toàn tiêm chủng, dược… để sẵn sàng ứng phó cho mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm.

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 - 4

Trong đó, Tổ tiêm có 6 nhân sự, Tổ giám sát sau tiêm có 15 nhân sự và Tổ hồi sức cấp cứu có 5 nhân sự. Ngoài ra, Một hệ thống hồi sức cấp cứu liên viện cùng với Bệnh viện Quân y 103 và Viện bỏng Quốc gia cũng đã được thành lập để sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 - 5

Các tổ công tác của Học viện Quân y cũng đã sẵn sàng cho bất cứ tình huống xấu nào có thể xảy ra với tình nguyện viên

Ngày hôm qua, 16/12, Học viện Quân y cũng đã tiến hành diễn tập xử lý các biến cố xảy ra với tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19.

"Theo kinh nghiệm của các lần thử nghiệm lâm sàng vắc xin trên thế giới, việc xảy ra sự cố có xác suất rất thấp. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất, để đảm bảo sự an toàn cho tình nguyện viên", Trung tướng Quyết nhấn mạnh.

Người Việt Nam đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 - 6

ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế

Theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, mục đích quan trọng nhất của giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng là đánh giá tính an toàn. Lý do là bởi vắc xin nghiên cứu trong giai đoạn này chỉ vừa kết thúc nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật linh trưởng. Tiêu chí sinh miễn dịch, hiệu lực bảo vệ sẽ được đánh giá trong giai đoạn 2,3.

"Trong giai đoạn 1, số người thử nghiệm sẽ ở mức tối thiểu, đủ để đảm bảo tính thống kê. Mục đích là để nếu có sự cố không mong muốn thì có thể kiểm soát được trong số lượng thấp nhất", ông Quang cho hay.

Hiện nay, Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn công tác để theo dõi, giám sát và hỗ trợ quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm