Thưa ông, trong đợt dịch sởi đang xảy ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Bắc, xuất hiên một số trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã bị bệnh. Vậy có nên tiêm phòng sớm cho trẻ không, thưa ông?
Sởi là căn bệnh thường gặp từ trẻ trên 9 tháng tuổi trở lên, còn dưới độ tuổi này, trẻ ít mắc sởi. Tuy nhiên, những trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng sởi) vẫn bị sởi là chuyện không có gì là cá biệt. Thậm chí có những đứa trẻ vừa sinh ra đã lây sởi, lây thủy đậu từ mẹ (đến đúng thời điểm sinh con thì ba mẹ mắc các bệnh này). Dù vậy, số này không chiếm nhiều trong tổng số trẻ bị sởi được ghi nhận.
Điều này hoàn toàn bình thường vào có thể lý giải. Về lý thuyết, trẻ dưới 9 tháng tuổi ít bị sởi do ở lứa tuổi này, trẻ vẫn được nhận miễn dịch. Chính vì thế, lịch tiêm chủng sởi cho trẻ em cũng bắt đầu từ 9 tháng tuổi trở đi. Trong khi đó, đợt dịch này có cả những trẻ dưới 9 tháng tuổi, thậm chí mới 2,5 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do miễn dịch từ mẹ chưa đầy đủ để bảo vệ trẻ, do đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có kháng thể miễn dịch sởi, hoặc miễn dịch rất ít (bà mẹ chưa từng bị sởi, chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ) nên khả năng bảo vệ thấp hoặc có trẻ không được bú mẹ thì cũng không có miễn dịch phòng bệnh.
Lịch tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng trở lên là hoàn toàn hợp lý và không nên thay đổi, vì chiến lược tiêm phòng là cho số đông. Trên thực tế, số mắc sởi trước 9 tháng tuổi chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Số mắc ít, cơ thể trẻ đang còn có kháng thể từ mẹ, khi tiêm vào phản ứng kích miễn dịch kém. Theo tôi được biết, một số nước châu Phi người ta có thể tiêm vắc xin từ 6 tháng, sau một thời gian dài theo dõi và thấy số lượng trẻ mắc sởi từ 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao.
Còn Việt Nam, tỉ lệ trẻ trước 9 tháng bị sởi vẫn thấp và việc tiêm phòng ở lứa tuổi này sẽ giảm hiệu quả của vắc xin, do cơ thể trẻ vẫn còn miễn dịch từ mẹ nên phản ứng kích miễn dịch sẽ bị kém đi.
Nếu trẻ dưới 9 tháng tuổi bị sởi có thể do là con của những bà mẹ có kháng thể miễn dịch sởi thấp (chưa được tiêm chủng, chưa từng mắc sởi) thì phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nên tiêm phòng sởi không, thưa ông?
Theo tôi, để mở một chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi cho nhóm phụ nữ tuổi sinh sản là không nên, vì như đã nói, chiến dịch tiêm chủng là phải dành cho số đông. Tuy nhiên, với nhu cầu cá nhân, những người phụ nữ tuổi sinh sản chưa từng mắc sởi, chưa được tiêm vắc xin sởi hoàn toàn có thể đến các cơ sở y tế để tiêm phòng trước khi mang thai, giống mũi tiêm vắc xin cúm, vắc xin ngừa rubella mà hiện nay nhiều chị em luôn có ý thức đi tiêm phòng trước khi có ý định mang thai.
Dù nguy cơ thấp, nhưng lỗi lo sợ con bị sởi khi chưa đến tuổi tiêm phòng vẫn là một áp lực tâm lý không nhỏ của các bà mẹ. Ông có lời khuyên gì trong phòng bệnh cho nhóm trẻ này, thưa ông?
“Sởi là một bệnh rất dễ lây. Một người không được tiêm vắc xin hay chưa từng mắc sởi trước đó nếu có tiếp xúc với bệnh nhân thì khả năng bị bệnh rất cao. Khuyến cáo mọi người bất cứ ở lứa tuổi nào nếu chưa mắc sởi bao giờ hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi đều có khả năng mắc bệnh và nên đi tiêm phòng vắc xin.
Còn với nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi, các bà mẹ không nên quá lo lắng bởi tỉ lệ gặp bệnh thấp. Để phòng bệnh cho trẻ, tích cực cho trẻ bú sữa mẹ, cần cách ly, hạn chế tiếp xúc với người sốt phát ban, tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất; thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng…
Khi con có dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám, theo dõi chặt chẽ theo hướng dẫn của thầy thuốc, kịp thời đưa trẻ đến viện khi có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn giữ nguyên lịch tiêm phòng sởi mũi 1 vào lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 vào lúc 18 tháng tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên với tình hình dịch như như hiện nay Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương thống kê và thực hiện tiêm phòng sởi miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi. Về hiện tượng trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi, theo ông Phu, dù Việt Nam có ghi nhận một số trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh sởi nhưng lịch tiêm chủng vẫn sẽ được duy trì như hiện nay để đảm bảo miễn dịch tốt nhất vì tiêm trước tuổi này, khả năng miễn dịch với sởi rất lớn, nếu tiêm ngừa thì khả năng tạo miễn dịch với bệnh sởi không cao. Nếu trẻ được tiêm 1 mũi thì khả năng miễn dịch sẽ đạt 80-85%, mũi 2 đạt 90-95%. |
Hồng Hải (thực hiện)
(Dân trí) - Ngày 16/2, ông Đào Lý Nhĩ, Chị cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên xác nhận, kết quả lấy mẫu bệnh phẩm trên đàn vịt bị chết của 2 hộ nuôi gia cầm của tỉnh này cho thấy, có 3 mẫu dương tính với cúm A/H5N1.
Thứ hai, 17/02/2014 - 12:07
(Dân trí) - Chiều 16/2, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, bệnh nhân Lê Hữu Ái (27 tuổi, trú tại xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch) đã qua cơn nguy kịch sau khi được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời.
Chủ nhật, 16/02/2014 - 04:00
Cước là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện: ngón sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau.
Chủ nhật, 16/02/2014 - 11:15
Trên đường chuyển lên tuyến trên, bệnh nhân liên tục kêu đau, tuy nhiên y tá đi cùng không có hành động gì. Sau đó, bệnh nhân đã tử vong trên xe cấp cứu khiến cho người nhà bệnh nhân hết sức bức xúc.
Chủ nhật, 16/02/2014 - 10:02
Sau những ngày Tết “mâm cao, cổ đầy”, rượu thịt ê chề, chắc chắn rằng hệ thống ruột sẽ trở nên “bề bộn” hơn. Đây là thời điểm thích hợp để “chấn chỉnh” lại hệ thống đường ruột, bởi nếu không, chúng ta sẽ gặp vô số điều phiền phức cho sức khỏe.
Chủ nhật, 16/02/2014 - 07:42
Tôi bị đau khớp đã lâu. Mỗi khi trời trở lạnh, các khớp của tôi rất đau, cử động khó khăn, có lúc tê cứng. Tôi thấy trên internet có chỉ dẫn chườm nóng sẽ giúp hết đau nhức. Chuyện đó có thật không? Lê Xiềng (TPHCM)
Chủ nhật, 16/02/2014 - 06:46
Nhiều người tin rằng “trùng độc” thường được cho vào thức ăn, nước uống, ai dùng phải sẽ đau ốm, bệnh tật và kẻ nào hại được nhiều nạn nhân thì sẽ giàu có! Chuyện sặc mùi hoang đường này đang khiến người dân Đắk Lắk hoang mang.
Chủ nhật, 16/02/2014 - 04:34
(Dân trí) - Chủ trì cuộc họp Trực tuyến sáng nay (15/2), Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch sởi chỉ có thể kiểm soát khi khâu tiêm "vét" được thực hiện triệt để bởi đa phần các trường hợp mắc sởi là do chưa tiêm, tiêm chưa đầy đủ.
Thứ bảy, 15/02/2014 - 01:31
(Dân trí) - Với từng đàn lớn, tấn công người bất kể ngày đêm, “giặc muỗi” đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân xuất phát từ môi trường bị ô nhiễm, ao tù nước đọng.
Thứ bảy, 15/02/2014 - 11:04
(Dân trí) - Sáng ngày 15/2, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng bệnh của nạn nhân hôn mê liên quan đến vụ nghi ngạt khí than cả gia đình đã qua cơn nguy kịch.
Thứ bảy, 15/02/2014 - 10:55
(Dân trí) - Hành là loại cây thuộc họ Hành tỏi, chứa hợp chất lưu huỳnh, tạo vị hăng cay và những công dụng tốt cho sức khỏe.
Thứ bảy, 15/02/2014 - 09:08
(Dân trí) - Theo 1 nghiên cứu tại Mỹ, nếu cuộc sống hôn nhân không hòa thuận, động mạch của vợ, chồng sẽ bị tổn thương và họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những cặp vợ chồng hạnh phúc.
Thứ bảy, 15/02/2014 - 08:19
(Dân trí) - Thấy mắt sưng đỏ, đau nhức, anh Lê Xuân Tiến (Như Thanh- Thanh Hóa) đi khám thì phát hiện ra một con vắt to như con đỉa đang sống bên trong.
Thứ bảy, 15/02/2014 - 04:02
(Dân trí) - Chiều 14/2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của sản phụ Bo Bo Thị Xuất (28 tuổi, ở Khánh Sơn) dương tính với cúm A/H1N1.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 11:42
(Dân trí) - Chiều 14/2, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Khánh Hòa đã làm thủ tục tiếp nhận 1 du khách người Nga (hiện chưa rõ danh tính), bị đột tử trên chuyến bay quốc tế từ Sân bay Cam Ranh đi Liên bang Nga.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 11:09
(Dân trí) - Liên quan đến vụ nghi ngạt khí than khiến 3 người trong gia đình thiệt mạng, 2 người sống sót, người vợ đã tỉnh lại. Tuy nhiên, người chồng hiện vẫn hôn mê sâu, nguy cơ tử vong cao.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 08:24
(Dân trí) - Ngày 14/2, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã ra khuyến cáo khách du lịch nên tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm ở vùng có dịch cúm gia cầm.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 07:55
(Dân trí) - Ngày 13/2, Tây Ninh lại xuất hiện thêm một hộ chăn nuôi có hàng trăm con gà chết hàng loạt, nghi ngờ là do cúm gia cầm.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 05:08
(Dân trí) - Dưa chuột hay dưa leo thường được coi là 1 món ăn chơi hay trang trí các món ăn. Trong khi đó, không chỉ chứa nhiều nước và muối khoáng, thứ rau tuyệt vời ít calo này còn rất giàu dinh dưỡng. Và cách bảo quản cũng như chế biến sẽ quyết định giá trị dinh dưỡng và an toàn của loại quả bổ dưỡng này.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 02:49
Chúng ta đã nghe nói nhiều đến các nghiên cứu cho rằng những người có hôn nhân hạnh phúc thường tuổi thọ cao hơn. Phải chăng tình yêu có một tác động nào đó lên sức khỏe con người?
Thứ sáu, 14/02/2014 - 01:23
Ngộ độc do ăn cá biển là loại tai nạn khá phổ biến trong cấp cứu ở bệnh viện. Gần đây, báo đài cũng đưa tin nhiều vụ nguy kịch do ăn cá biển, trong đó có trường hợp tử vong do ngộ độc quá nặng, chậm cứu chữa.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 11:49
(Dân trí) - Với mỗi người, ngày Lễ tình nhân có những dấu ấn, kỷ niệm riêng. Chỉ đơn giản là một buổi tối đi dạo, hay ngồi cafe, xem phim… nhưng với 700 cặp tình nhân, họ đã tạo dấu ấn riêng bằng cách tay trong tay đi hiến máu cứu người…
Thứ sáu, 14/02/2014 - 10:32
(Dân trí) - Khối u ác tỉnh ở phổi với kích thước 17mm có nguy cơ xâm lấn và di căn đã được phẫu thuật thành công bằng phương pháp nội soi lồng ngực. Phương pháp phẫu thuật nội soi đang mang lại nhiều tiện ích về sức khỏe cho người bệnh.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 09:44
(Dân trí) - Ngay sau khi chào đời bằng phương pháp sinh mổ, con của sản phụ Phan Thị Phương Trang có biểu hiện không khỏe và được đưa thẳng ra bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.
Thứ sáu, 14/02/2014 - 08:52