1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Ý kiến Luật sư trước ngày xét xử phúc thẩm vụ “xác chết không đầu”

(Dân trí) - Trước phiên tòa xét xử theo đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa - vụ “xác chết không đầu”, luật sư Nguyễn Hồng Bách khẳng định: “Chúng tôi chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi của bị cáo trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc công bằng”.

Ý kiến Luật sư trước ngày xét xử phúc thẩm vụ “xác chết không đầu”  - 1
Luật sư Nguyễn Hồng Bách
 
Như Dân trí đã đưa tin, chiều ngày 14/7/2010, HĐXX Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình về tội giết người và cướp tài sản; buộc bồi thường 113 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.

 

Với việc bị khép tội không tố giác tội phạm, bị cáo Yến (người yêu Nghĩa) chịu hình phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

 

Ngày 23/7/2010, Nguyễn Đức Nghĩa đã kháng cáo bản án và cho rằng mình không giết người man rợ.

 

Theo dự kiến, ngày 13/10/2010 Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử theo đơn kháng cáo của Nghĩa. Trao đổi cùng luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty luật hợp danh Hồng Bách trước phiên toà này.  

 

Trước câu hỏi: Liệu Nguyễn Đức Nghĩa có thể thoát án tử hình trong phiên tòa phúc thẩm ngày mai? Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty luật hợp danh Hồng Bách, cho hay: Nguyễn Đức Nghĩa kháng cáo là việc làm bình thường của các bị cáo và đây là quyền của bị cáo được quy định tại điểm I khoản 2 điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự.

 

Theo lời mời của gia đình bị hại mà đại diện là ông Ba - bố của cháu Linh, Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự đã cử ba luật sư là luật sư Nguyễn Hồng Bách, luật sư Trương Thị Pha và luật sư Đào Trung Kiên tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình bị hại.
 
Ý kiến Luật sư trước ngày xét xử phúc thẩm vụ “xác chết không đầu”  - 2
 Dự kiến ngày 13/10, tòa phúc thẩm sẽ xét xử theo đơn kháng cáo của Nguyễn Đức Nghĩa.

 

Về trách nhiệm hình sự thì bị cáo Nghĩa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình, chúng tôi chỉ đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hành vi của bị cáo trên cơ sở pháp luật và theo nguyên tắc công bằng, mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, Nghĩa sẽ phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi phạm tội mà mình gây ra còn phán quyết cuối cùng thuộc về hội đồng xét xử, về tâm lý chung thì chúng tôi không mong muốn gia đình Nghĩa mất đi đứa con trai nhưng mong muốn của chúng tôi hay của bất cứ ai cũng đều không vượt ra khỏi quy định của pháp luật.

 

Việc xét xử của tòa án và phán quyết của tòa án trong phiên xử phúc thẩm ngày mai cũng căn cứ vào các quy định của pháp luật. Vấn đề là chúng ta phải hiểu rằng bản chất của hình phạt là mang tính răn đe và tính giáo dục. Do đó, nếu hình phạt không tương xứng sẽ không mang tính răn đe, giáo dục và rất có thể xã hội sẽ tiếp tục có những nạn nhân và những vụ án tương tự.

 

Do đó, Nghĩa làm thì Nghĩa phải chịu trách nhiệm. Chúng ta có thể tiếc nuối đối với một thanh niên như Nghĩa nhưng không thể cảm thông với hành vi phạm tội của Nghĩa.
 
Vũ Văn Tiến

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm