Vua đi cày trong lễ hội tịch điền Đọi Sơn
(Dân trí) - Sáng sớm mồng 7 Tết Kỷ Sửu (1/2/2009), lần đầu tiên người dân Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, Hà Nam) được chứng kiến lễ hội cày tịch điền đã từ lâu bị mai một.
Thời xưa, vua Lê Đại Hành là vị vua khởi xướng việc cầm cày xuống ruộng trong lễ hạ điền đầu năm. Từ đó, lễ được coi như Quốc lễ bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp. “Một lần vua cầm cày hơn ngàn lần vua xuống chiếu khuyến dụ, một lần vua gần dân hơn ngàn lần vua hô hào cổ vũ”.
Cũng như nhiều loại hình văn hóa, lễ hội tịch điền Đọi Sơn mới được khôi phục cùng nhiều lễ hội truyền thống khác trong mấy năm gần đây, sinh hoạt văn hóa dân gian vì thế có phần hồi sinh và khởi sắc. Ngày mở hội dưới chân núi Đọi, câu chuyện nhà vua đi cày được tái khởi trong sự khâm phục của những người nông dân. Nhưng ngay từ hôm trước, nhiều hoạt động của lễ hội đã bắt đầu. Đặc biệt, 30 con trâu cái được các họa sỹ đến từ nhiều nơi trên đất nước vẽ lên mình những bức tranh khá lạ, mang nhiều ý tưởng khác nhau với màu sắc sặc sỡ. Sau đó, trâu sẽ được mang ra để cày ruộng vào sáng hôm sau trong lễ tịch điền mà thợ cày là nhà vua và những vị bô lão.
Trong những lễ hội dân gian cổ truyền, người dân thường xem đó như cơ hội để chơi, để gặp gỡ sau khi cả năm vất vả với việc đồng áng qua cách nói “tháng ăn chơi”, thế nhưng lễ tịch điền lại là lúc để cho trâu vào ách, xuống đồng đi cày.
Con đường dẫn vào lễ hội tịch điền Đọi Sơn
Người dân hồi hộp chờ xem vua đi cày ruộng
Nhiều khách thập phương phải băng đồng để vào xem hội vì con đường nhỏ dẫn đến ruộng cày tịch điền đã không còn chỗ bởi đoàn rước cờ và kiệu
Trong tiếng trống Đọi Tam giòn rã, các nghi thức cổ xưa của lễ hội cày tịch điền dần hiện ra
Người nông dân chất phác, quanh năm mải miết việc đồng áng đang dắt trâu ra thửa ruộng cày tịch điền ngỡ ngàng trong vòng vây hàng nghìn người
Trâu, chủ trâu và thợ cày xuất hiện trong những bộ cánh mới trước mắt người nông dân Đọi Sơn
Dắt trâu ra ruộng
Những người có “chân” trong lễ hội thì rất hãnh diện với dân làng
Chủ nào lắp vai cày cho trâu nấy
Khi lắp cày xong, trâu được mang ra cày thử cùng các thợ cày giỏi
Nông dân ngày nay đã bớt vất vả khi chuyển sang cày máy. Nhưng theo kinh nghiệm của thợ cày, những thửa ruộng nhỏ với bờ khúc khủy thì cày trâu vẫn là lựa chọn tốt nhất
Nhiều nghé không chịu rời trâu mẹ nửa bước nên BTC đành cho 2 mẹ con cùng đi cày
Tái hiện hình ảnh nhà vua trong lễ tịch điền
Con trâu có bức tranh trên mình được đánh giá là đẹp nhất sẽ dùng để nhà vua đi cày trong lễ tịch điền
Vua là người xuống ruộng cày 3 sá ruộng đầu tiên
Tiếp đến là bô lão, các bô lão khá vất trong sá cày nhưng rất phấn khởi
Nhà vua với áo bào, tay cày, tay roi xua trâu cày miết
Trâu cày đến đâu hạt giống được gieo đến đó
Người nông dân chất phác, quanh năm mải miết việc đồng áng đang dắt trâu ra thửa ruộng cày tịch điền ngỡ ngàng trong vòng vây hàng nghìn người
Trâu, chủ trâu và thợ cày xuất hiện trong những bộ cánh mới trước mắt người nông dân Đọi Sơn
Dắt trâu ra ruộng
Những người có “chân” trong lễ hội thì rất hãnh diện với dân làng
Chủ nào lắp vai cày cho trâu nấy
Khi lắp cày xong, trâu được mang ra cày thử cùng các thợ cày giỏi
Nông dân ngày nay đã bớt vất vả khi chuyển sang cày máy. Nhưng theo kinh nghiệm của thợ cày, những thửa ruộng nhỏ với bờ khúc khủy thì cày trâu vẫn là lựa chọn tốt nhất
Nhiều nghé không chịu rời trâu mẹ nửa bước nên BTC đành cho 2 mẹ con cùng đi cày
Tái hiện hình ảnh nhà vua trong lễ tịch điền
Con trâu có bức tranh trên mình được đánh giá là đẹp nhất sẽ dùng để nhà vua đi cày trong lễ tịch điền
Vua là người xuống ruộng cày 3 sá ruộng đầu tiên
Tiếp đến là bô lão, các bô lão khá vất trong sá cày nhưng rất phấn khởi
Nhà vua với áo bào, tay cày, tay roi xua trâu cày miết
Trâu cày đến đâu hạt giống được gieo đến đó
Hữu Nghị