Kịch bản “giải cứu” nạn ngập úng Hà Nội
(Dân trí) - Dự án thoát nước Hà Nội do JICA thiết kế đã cách đây hơn 20 năm. Các nhà quản lý tuyên bố đang làm hết sức nhưng theo “kịch bản” cũ kỹ, hàm chứa nhiều hạn chế, vô lý. Tuynel ngầm thu nước kết hợp đường metro là hướng mới “giải cứu” Hà Nội.
Không chỉ Hà Nội đối mặt úng ngập Các thành phố vốn hình thành ở ven sông, biển phải đối mặt với nạn ngập úng. Nguyên nhân chung nhất là hiện tượng đô thị hoá mạnh, tăng diện tích xây dựng nhà cửa và đường sá, đồng thời làm giảm diện tích ngập nước và thu hẹp dòng chảy của hệ thống kênh rạch tiêu thoát. London với sông Thames bị thu hẹp lại gặp bão lớn từ biển Bắc, triều cường đã làm cho phần lớn thành phố ngập trong nước năm 1952. Tokyo bị bão lớn đổ bộ, mưa to kéo dài làm ngập các đường ngầm trong thành phố vào năm 1971. Kulalumpua, vùng trũng trung tâm thủ đô Malaysia, trước năm 2005, khi chưa làm hệ thống thoát nước SMART, thành phố thường ngập nặng khi mưa bão.
Nhiều thành phố khác cũng phải đối mặt với nạn úng ngập nhưng mỗi nơi đều có giải pháp phù hợp để khắc phục. Hà Nội úng ngập đã là chuyện thường gặp mỗi khi mưa lớn nhưng chưa có giải pháp thích ứng mà vấn đề ngày càng trầm trọng thêm. Dự án thoát nước Hà Nội do JICA (Nhật Bản) đề xuất giúp đỡ cách đây hơn 20 năm, khi tốc độ đô thị hoá thấp hơn hiện nay rất nhiều. Các nhà quản lý tuyên bố đang làm hết sức nhưng là làm theo “kịch bản” cũ kỹ, hàm chứa nhiều hạn chế, vô lý. Việc bê tông hoá tràn lan vỉa hè mặt đường, lát đá, lèn chặt thành và đáy hồ điều hoà làm triệt tiêu khả năng thẩm thấu, giảm diện tích mặt thấm nước. Cống hoá các kênh mương làm giảm thiết diện thoát nước, tăng phản áp trong lòng cống kín dẫn đến giảm tốc độ tiêu thoát, loại bỏ khả năng nước tràn bờ tự nhiên khi mưa lớn. Tổng dung lượng trữ nước các sông hồ kênh mương nội thành Hà Nội là 23 triệu m3 trong khí trạm bơm Yên Sở cũ chạy hết tốc lực mất 4 ngày, nay có hoàn thành tăng công suất gấp đôi cũng mất 2 ngày mới tiêu thoát hết. Vì vậy, tình trạng vẫn úng ngập cho dù làm hết sức, tiêu hết mức. Giải pháp “sông ngầm” thu nước Dự án JICA nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ trước, chia nội thành Hà Nội cũ thành 6 lưu vực thoát nước, tất cả đổ dồn vào Tô Lịch và sông Nhuệ, chảy xuôi từ Bắc xuống Nam. Điểm đón cuối dòng là trạm bơm duy nhất - Yên Sở đẩy ra sông Hồng. Thực tế 20 năm qua đô thị hoá tăng đột biến, diện tích xây dựng gia tăng, trong khi diện tích ngập nước giảm, nhiều công trình cản trở tiêu thoát đã thay đổi so với dự tính.
Thực tế đó cần thay đổi, thay vì dồn hết về phía Nam sẽ cần thêm 2 vùng thu nước nữa là phía Bắc và khu trung tâm, bổ sung thêm 2 trạm bơm. Phía Bắc khu đô thị Nam Thăng Long đã quy hoạch trạm bơm rộng 4,7ha nay đang đòi hỏi nâng công suất tương đương với trạm Yên Sở, đảm trách thoát nước toàn bộ quận Tây Hồ, Ba Đình, một phần huyện Từ Liêm. Khu trung tâm thoát nước theo hướng từ Tây sang Đông, thu nước tốt nhất là sông ngầm kết hợp với đường ngầm tuyến metro số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở). Hạ ngầm dự kiến đi từ Kim Mã qua ga Hà Nội chạy dọc phố Trần Hưng Đạo ra sát sông Hồng (Bệnh viện 108). Tuyến này dự kiến có tunel đường kính > 6m, nay nâng lên hơn 10m để đáp ứng 3 nhiệm vụ làm tuyến metro, thoát nước và tuyến ngầm đường ống kỹ thuật. Đường tuynel thoát nước dự án SMART của Kulalumpur dài gần 10km , đường kính >11,83 m, đầu tư gần 0,6 tỷ USD đã giúp giải quyết được 3 vấn đề: thoát nước chống ngập, đường ô tô 2 chiều và đường dây đường ống ngầm.
Dự án "Phát triển đô thị gắn kết vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao” (UMRT) do tư vấn Nhật Bản lập", nêu định hướng phát triển gắn chặt nhà ga và hành lang các tuyến, gắn kết với các khu đô thị, công nghệ, thương mại - dịch vụ - du lịch, trường học... Kết hợp phân vùng thoát nước mới cho Hà Nội với khai thác đa năng tuynel ngầm vừa tăng khả năng thoát nước cho trung tâm thành phố, vừa đảm bảo an toàn chống ngập cho metro. Kết hợp khai thác thương mại tại các nhà ga ngầm với bổ sung trạm bơm tiêu thoát sẽ rút ngắn thời gian thoát nước lại chia sẻ, giảm giá thành đầu tư hạ tầng đô thị. KTS Trần Huy Ánh
(Ảnh: Hanoidata ST&BS , KTS Bùi Thế Trung thể hiện)
Vùng trũng ngập trung tâm Kulalumpur trước khi làm hệ thống thoát nước SMART.
Nhiều thành phố khác cũng phải đối mặt với nạn úng ngập nhưng mỗi nơi đều có giải pháp phù hợp để khắc phục. Hà Nội úng ngập đã là chuyện thường gặp mỗi khi mưa lớn nhưng chưa có giải pháp thích ứng mà vấn đề ngày càng trầm trọng thêm. Dự án thoát nước Hà Nội do JICA (Nhật Bản) đề xuất giúp đỡ cách đây hơn 20 năm, khi tốc độ đô thị hoá thấp hơn hiện nay rất nhiều. Các nhà quản lý tuyên bố đang làm hết sức nhưng là làm theo “kịch bản” cũ kỹ, hàm chứa nhiều hạn chế, vô lý. Việc bê tông hoá tràn lan vỉa hè mặt đường, lát đá, lèn chặt thành và đáy hồ điều hoà làm triệt tiêu khả năng thẩm thấu, giảm diện tích mặt thấm nước. Cống hoá các kênh mương làm giảm thiết diện thoát nước, tăng phản áp trong lòng cống kín dẫn đến giảm tốc độ tiêu thoát, loại bỏ khả năng nước tràn bờ tự nhiên khi mưa lớn. Tổng dung lượng trữ nước các sông hồ kênh mương nội thành Hà Nội là 23 triệu m3 trong khí trạm bơm Yên Sở cũ chạy hết tốc lực mất 4 ngày, nay có hoàn thành tăng công suất gấp đôi cũng mất 2 ngày mới tiêu thoát hết. Vì vậy, tình trạng vẫn úng ngập cho dù làm hết sức, tiêu hết mức. Giải pháp “sông ngầm” thu nước Dự án JICA nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ trước, chia nội thành Hà Nội cũ thành 6 lưu vực thoát nước, tất cả đổ dồn vào Tô Lịch và sông Nhuệ, chảy xuôi từ Bắc xuống Nam. Điểm đón cuối dòng là trạm bơm duy nhất - Yên Sở đẩy ra sông Hồng. Thực tế 20 năm qua đô thị hoá tăng đột biến, diện tích xây dựng gia tăng, trong khi diện tích ngập nước giảm, nhiều công trình cản trở tiêu thoát đã thay đổi so với dự tính.
Dự án thoát nước của JICA với 6 lưu vực tự chảy theo hướng Bắc - Nam với 3 hướng bơm nước.
Thực tế đó cần thay đổi, thay vì dồn hết về phía Nam sẽ cần thêm 2 vùng thu nước nữa là phía Bắc và khu trung tâm, bổ sung thêm 2 trạm bơm. Phía Bắc khu đô thị Nam Thăng Long đã quy hoạch trạm bơm rộng 4,7ha nay đang đòi hỏi nâng công suất tương đương với trạm Yên Sở, đảm trách thoát nước toàn bộ quận Tây Hồ, Ba Đình, một phần huyện Từ Liêm. Khu trung tâm thoát nước theo hướng từ Tây sang Đông, thu nước tốt nhất là sông ngầm kết hợp với đường ngầm tuyến metro số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở). Hạ ngầm dự kiến đi từ Kim Mã qua ga Hà Nội chạy dọc phố Trần Hưng Đạo ra sát sông Hồng (Bệnh viện 108). Tuyến này dự kiến có tunel đường kính > 6m, nay nâng lên hơn 10m để đáp ứng 3 nhiệm vụ làm tuyến metro, thoát nước và tuyến ngầm đường ống kỹ thuật. Đường tuynel thoát nước dự án SMART của Kulalumpur dài gần 10km , đường kính >11,83 m, đầu tư gần 0,6 tỷ USD đã giúp giải quyết được 3 vấn đề: thoát nước chống ngập, đường ô tô 2 chiều và đường dây đường ống ngầm.
Kết hợp tuyến Metro số 3 với sông ngầm nối ga Hà Nội tới bệnh viện 108.
Dự án "Phát triển đô thị gắn kết vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao” (UMRT) do tư vấn Nhật Bản lập", nêu định hướng phát triển gắn chặt nhà ga và hành lang các tuyến, gắn kết với các khu đô thị, công nghệ, thương mại - dịch vụ - du lịch, trường học... Kết hợp phân vùng thoát nước mới cho Hà Nội với khai thác đa năng tuynel ngầm vừa tăng khả năng thoát nước cho trung tâm thành phố, vừa đảm bảo an toàn chống ngập cho metro. Kết hợp khai thác thương mại tại các nhà ga ngầm với bổ sung trạm bơm tiêu thoát sẽ rút ngắn thời gian thoát nước lại chia sẻ, giảm giá thành đầu tư hạ tầng đô thị. KTS Trần Huy Ánh
(Ảnh: Hanoidata ST&BS , KTS Bùi Thế Trung thể hiện)