1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
  3. Thảm họa lũ quét Làng Nủ

TPHCM:

Không dưới 1.000 người ngã xuống trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất?

(Dân trí) - Trực tiếp tham gia vào trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân 1968, ông Vũ Chí Thành – nguyên Trung đội phó Trung đội đại liên, tiểu đoàn 6 – cho biết có khoảng trên dưới 1.000 liệt sĩ nằm lại sân bay.

Trong khuôn khổ hội thảo về khảo sát tìm kiếm quy tập mộ liệt sĩ bộ đội Việt Nam hy sinh trong trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân 1968, diễn ra ngày 6/7, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết, theo tài liệu thu thập được thì khả năng có khoảng 600 liệt sĩ đang nằm dưới ngôi mộ tập thể thứ hai trong sân bay Tân Sơn Nhất.

Chiều 6/7, lực lượng chức năng tiến hành khảo sát tìm mộ tập thể liệt sĩ trong sân bay Tân Sơn Nhất từ thông tin cựu chiến binh Mỹ cung cấp
Chiều 6/7, lực lượng chức năng tiến hành khảo sát tìm mộ tập thể liệt sĩ trong sân bay Tân Sơn Nhất từ thông tin cựu chiến binh Mỹ cung cấp

Tuy nhiên, trực tiếp tham gia trận đánh vào Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân 1968, ông Vũ Chí Thành – nguyên Trung đội phó Trung đội đại liên, tiểu đoàn 16 – cho biết có khoảng 1.000 người đã ngã xuống trong trận đánh này.

Theo ông Thành, riêng tiểu đoàn 16 đã có 550 chiến sĩ tham gia trận đánh nhưng chỉ có hơn 100 người trở về. Như vậy, còn hơn 300 đồng đội của ông chưa tìm được hài cốt.

Ông Thành cho biết, ngoài tiểu đoàn 16 thì còn có tiểu đoàn 267, 269 và các lực lượng trợ chiến, biệt động tham gia trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Theo ông, ước tính có khoảng 1.500-2.000 người tham gia trận đánh và tỷ lệ thương vong của các đơn vị này đều ở mức cao như tiểu đoàn 16.

Theo ông Thắng, tài liệu từ phía cựu binh Mỹ chưa được kiểm chứng cho thấy, có khoảng 2.400 chiến sĩ giải phóng quân tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, có chiến sĩ trực thuộc tiểu đoàn 10 đặc công, tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 267, tiểu đoàn 269 và tiểu đoàn 16 quân chủ lực, sư đoàn 5…


Đã 50 năm sau trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất, địa hình địa vật thay đổi gây khó khăn cho công tác khảo sát

Đã 50 năm sau trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất, địa hình địa vật thay đổi gây khó khăn cho công tác khảo sát

Trong khi đó, thiếu tướng Trần Hữu Tài – Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cho biết, từ thông tin các nhân chứng, tài liệu của phía Mỹ và qua phân tích đánh giá, có thể khẳng định còn một ngôi mộ tập thể nữa trong sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Tài, vấn đề khó khăn là sự kiện đã xảy ra gần 50 năm, địa hình, địa vật đã thay đổi, chưa có nhân chứng có thể bao quát được tổng số chiến sĩ đã hy sinh, số đơn vị tham gia trận chiến…

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Trưởng Ban quản lý sân bay Tân Sơn Nhất từ 1990-2003 cho biết, ông là người tiếp nhận thông tin và trực tiếp đào hàng chục hố trên khu vực xây dựng đường băng để tìm hài cốt liệt sĩ.

Theo ông, việc chôn cất chiến sĩ tử trận khi đó khá đơn giản. Sau khi các thi thể được đưa xuống hố, xe ủi sẽ ủi đất xuống và phun nước để làm chặt nền đất.

Ông Hòa cho biết, Ban quản lý sân bay đã cử lực lượng cào đất và phát hiện được 108 hài cốt liệt sĩ. Đây là số liệt sĩ được quy tập trong năm 1995.

Ông Nguyễn Văn Hòa cho rằng, trong sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn rất nhiều chiến sĩ quân giải phóng ngã xuống mà chưa được quy tập hài cốt.

Nếu đủ căn cứ vê ngôi mộ tập thể thứ hai và điều kiện thuận lợi thì công tác quy tập có thể hoàn thành trước ngày Thương binh liệt sĩ 27/7
Nếu đủ căn cứ vê ngôi mộ tập thể thứ hai và điều kiện thuận lợi thì công tác quy tập có thể hoàn thành trước ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Tuy nhiên theo ông, thời gian đã 50 năm và hài cốt không được chôn cất cẩn thận nên việc bị tiêu hủy hoặc trôi lạc cũng cần được lưu ý. Ông cho rằng nếu xác định được vị trí nhưng chưa tìm thấy hài cốt thì phải làm bia tưởng niệm trong sân bay.

Trong chiều nay, các lực lượng và phương tiện đã được triển khai để tiến hành khảo sát khu vực phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất - nơi nghi có mộ tập thể thứ hai.

Quốc Anh