1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Có thể tăng mức xử phạt vi phạm giao thông lên 10 lần

(Dân trí) - Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã cho biết như vậy bên lề kì họp Quốc hội. Cũng theo ông Dũng, Bộ Giao thông Vận tải đang kiến nghị nâng mức tuổi tối thiểu để được cấp bằng đối với tài xế xe khách hiện nay...

Nhiều người kiến nghị cần nâng mức xử phạt hơn nữa đối với người vi phạm an toàn giao thông để tăng hiệu quả răn đe. Ông có ý kiến gì về điều này?

Tôi đồng tình với ý kiến này. Thực ra quy định xử phạt hành chính của thanh tra giao thông chưa đủ sức răn đe, chưa đạt hiệu quả cao. Cho nên chúng tôi kiến nghị chính phủ sửa lại Nghị định 152, qui định về xử phạt hành chính đối với những lỗi vi phạm, tăng mức xử phạt lên cao hơn nữa trên tất cả các nội dung.

Có ý kiến cho rằng cần tăng lên khoảng 8-10 lần mức xử phạt hiện nay thì sẽ giảm được những vi phạm, thưa ông?

Chúng tôi cũng kiến nghị tăng lên khoảng 5-10 lần theo từng nội dung.

Trong trường hợp cụ thể, mức xử phạt với người không đội mũ bảo hiểm hiện tại cũng là thấp và cần nâng lên bao nhiêu, thưa ông?

Hiện tại mức xử phạt là 20.000đ, có thể sẽ tăng lên khoảng 100.000đ.

Ngoài ra có biện pháp gì nữa không?

Phải tuyên truyền vận động và tạo thói quen cho người dân đội mũ bảo hiểm. Hiện nay, nhiều quốc gia đã thực hiện đội mũ bảo hiểm, những quốc gia gần ta như Lào, Thái Lan, Myanma, Malaixia… cũng đã thực hiện điều này, đặc biệt Lào đã đưa vào Luật.

Chúng ta cần phải tuyên truyền vận động, tạo thói quen đội mũ và tất nhiên cần tìm các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người tham gia giao thông. Về lâu dài chúng ta cũng sẽ giảm dần phương tiện xe gắn máy và tăng cường phương tiện giao thông công cộng để giảm tải giao thông.

Gần đây, mặc dù đã có nhiều biện pháp để giảm tai nạn giao thông nhưng vẫn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra?

Trong những vụ tai nạn giao thông này, 70 - 80% là xảy ra với xe gắn máy. Phần lớn những vụ tai nạn này gây ra cho con người các bệnh chấn thương sọ não, thương tật, tàn phế hoặc chết… Cho nên giải pháp đội mũ bảo hiểm là để giảm thiểu chấn thương sọ não, giảm thiểu chết người.

Về tai nạn thảm khốc, thường xảy ra ở vận tải hành khách và có một phần nguyên nhân từ quản  lý nhà nước. Có một thời gian chúng ta buông ra ta tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để làm ăn, trong khi đã không coi ngành nghề vận tải hành khách là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, khác với các ngành khác. Chúng ta chưa có chế tài cụ thể để thể hiện điều này.

Ví dụ như qui định tài xế xe khách bằng D là 21 tuổi, có thể lái xe khách từ 10 - 30 người, còn bằng E lái xe khách trên 30 người. 21 tuổi đối với người Việt Nam mình, có thể nói chừng mực nào đó, kiểm soát hành vi rồi đặc điểm về tâm lý, sinh lý chưa ổn lắm, chưa thích hợp lắm với nghề kinh doanh đặc biệt này. Đó là chưa nói đến chuyện giấy phép lái xe, sát hạch lái xe, bằng giả… không kiểm soát được.

Qui định về tuổi của lái xe khách như ông nói là thấp. Vậy hướng giải quyết vấn đề sẽ như thế nào?

Chúng tôi sẽ kiến nghị với Quốc hội thay đổi luật và với ngành kinh doanh đặc biệt cũng phải sửa luật.

Xin cám ơn Bộ trưởng!

Hồng Hạnh - Cấn Cường (ghi)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm