Bến gốm vào vụ
(Dân trí) - Khoảng hơn chục năm nay, một số nông dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã bỏ đồng ruộng sắm thuyền lên Hà Nội quyết chí làm ăn. Địa điểm dừng chân và buôn bán của họ là bãi ven sông Hồng đoạn phường Tứ Liên quận Tây Hồ…
Ở đây có hơn chục chiếc thuyền của các gia đình, cái nọ đậu gối đầu cái kia như chính cuộc sống của những người dân sống nương tự vào nhau vậy. Cái tên “bến gốm” cũng ra đời từ đó. Sau lễ Ông Công Ông Táo, hoạt động buôn bán rôm rả hẳn, hàng hóa ở đây là các loại đồ gốm sứ, chúng được vận chuyển về bằng thuyền từ những làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, Phù Lãng… Năm nay nước sông cạn, thuyền đành nằm một chỗ, những ngày giáp Tết hàng bán chạy hơn nên khi cần lấy thêm hàng họ phải chở bằng ô tô.
Bãi đất nơi neo tàu chính là nơi để hàng đồng thời cũng là “chợ”
Theo những người bán hàng thì năm nay bán được ít hơn mọi năm vì đào quất bán không chạy.
Khách ra đây mua được chọn thoải mái trong vô vàn món đồ đủ loại.
Chất mộc mạc của gốm Phù Lãng năm nay bán chạy hơn.
Phía sau “chợ” là vườn đào, quất
Đây bỗng dưng chở thành nơi khá lý tưởng cho người đi mua đào, quất khi có thể cùng lúc vừa chọn được cây vừa chọn được chậu
Gốm có đủ loại, từ bộ ấm chén cho đến những bình cao ngang đầu người
Có đầy đủ các chương trình khuyến mại giảm giá
Có cả các loại tượng.
Vì nơi đây bán khá nhiều loại hàng phế phẩm nên người mua phải soi, thử rất kỹ trước khi mua.
Không dễ để chọn được món đồ ưng ý
Bán hàng ở đây là công việc khá nặng nhọc
Ngoài những mặt hàng được bán tại bến, gia đình nào cũng có người chở xe mang vào bán rong trong phố
Những chiếc thuyền vừa là phương tiện chở hàng vừa là nhà ở.
Có một số gia đình đã “lên bờ” trong những túp lều dựng tạm
Bến giờ đã chở thành một điểm mua sắm mới cho người Hà Nội ngày giáp Tết.
Hữu Nghị