1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

9 người chết, 1 người mất tích trong bão số 10

(Dân trí) - Tính đến 2/10, Ban Chỉ đạo PCLB TƯ đã thống kê được 8 người chết do bão số 10, trong đó có 5 người ở Quảng Bình, 2 người ở Thanh Hóa, 1 người ở Nghệ An. Thực tế, đến lúc này, Nghệ An đã có 2 người dân thiệt mạng.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-2354/gap-lut-lich-su-sau-bao-so-10.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Ngập lụt lịch sử sau bão số 10</b></a>

Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLB TƯ, ngoài 8 người chết, còn 2 người mất tích, 1 ở Quảng Bình, 1 ở Nghệ An. Thực tế, sáng nay, tại Nghệ An, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể Phó GĐ Sở Công thương trong chiếc xe bị lũ cuốn trôi. Hiện chỉ còn 1 trường hợp người dân ở Quảng Bình vẫn đang mất tích, chưa tìm được thi thể. Số người thiệt mạng do cơn bão số 10 được xác định là 9 người.

Ngoài ra, có 199 người bị thương trong quá trình di chuyển, tránh trú, phòng chống bão.

Thiệt hại về tài sản được Ban Chỉ đạo thống kê là 372 căn nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 25.783 nhà bị ngập; 194.137 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 795 trường học, bệnh viện, cơ sở công cộng, trụ sở cơ quan bị ngập, hư hại, tốc mái; 120 tàu thuyền bị lật, chìm, gặp sự cố.
 
Các cơ quan chức năng tiến hành chặn những con đường bị ngập lụt.
Mưa lớn kéo dài khiến tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp tại Nghệ An. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Về thủy lợi, thiệt hại rõ nhất là 2 hồ đập bị vỡ tại Thanh Hóa, gồm hồ Đồng Đáng, (dung tích 300.000m3), hồ Thung Cối (200.000m3) đều ở huyện Tĩnh Gia. Tỉnh này cũng có 4 hồ đập khác bị hư hỏng, sự cố là Cây Trầu (400.000m3 bị vỡ cống lấy nước qua đập, hỏng tiêu năng tràn xả lũ), hồ Khe Tuần (500.000m3) và hồ Ông Già (200.000m3) nước tràn qua mặt đập 30-40cm; hồ Kim Giao II (2,4 triệu m3, bị vỡ tiêu năng).

Tại tỉnh Nghệ An, hồ Vực Mấu sáng 1/10 đã phải mở cả 5 cửa xả tràn nhưng sáng nay, mực nước xuống dần, đã có thể đóng các cửa xả. Một số hồ thuộc huyện Nghi Lộc phải xử lý để đảm bảo an toàn như hạ tràn hồ Đá Hàn, mở rộng tràn sự cố hồ Nghi Công, Khe Làng. Các hồ ở huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa đều đã chảy tràn. Đặc biệt có 3 hồ đã bị tràn qua đỉnh đập từ 15-30cm là hồ Đồng Đồng Sằng 2, đập Hóc Nghĩa Thuận và hồ Khe Chanh.

Bão số 10 cũng làm 342.620 m3 đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp; 23.711m đường giao thông bị sạt lở, hư hại. Nhiều tuyến đường bị ngập, gây ách tắc giao thông. Tại Nghệ An, Quốc lộ 1A bị ngập sâu trên 0,7m trên địa bàn thị xã Hoàng Mai. Một số đoạn thuộc Quốc lộ 48, 48B, 15A bị ngập sâu từ 0,3-0,5m.

Tại Thanh Hóa, Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn huyện Tĩnh Gia bị ngập, gây ách tắc giao thông. Một số tuyến đường liên thôn, xã thuộc địa bàn huyện này cũng bị ngập sâu trên 1m.

Ban Chỉ đạo PCLB TƯ cho biết, theo báo cáo qua điện thoại của các địa phương, đến sáng nay, Quốc lộ 1A đoạn qua Tĩnh Gia, Thanh Hóa nước đã rút, thông tuyến giao thông, đoạn qua Hoàng Mai, Nghệ An còn ngập 30cm. Đường sắt Bắc-Nam đã thông tuyến.
 

Ngày 2/10, trên địa bàn Thanh Hóa mưa đã giảm, tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn huyện Tĩnh Gia đã thông tuyến trở lại sau hơn một ngày ách tắc nghiêm trọng.

Hồ Đồng Đáng, xã Trường Lâm bị nước lũ xé toang.
Hồ Đồng Đáng, xã Trường Lâm bị nước lũ xé toang.

Các địa phương bị ngập lụt của huyện Tĩnh Gia nằm gần biển, trong khi đó, nước triều đang xuống nên chỉ sau một thời gian ngắn bị ngập lụt, nước đã rút xuống.

Hầu hết các địa bàn dân cư bị ngập úng hiện nước đã rút, chỉ còn một số ngập cục bộ nhưng không đáng kể. Các địa phương đã triển khai lực lượng cùng nhân dân khắc phục hậu quả sau lụt.
Sau trận lũ xảy ra, trong số 49 hồ đập trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, đã có 4 hồ đập bị vỡ như: Hồ Đồng Đáng, xã Trường Lâm; hồ Thung Cối, xã Phú Lâm; đập Khe Luồng, bản Đồng Lách; đập Thoi Loi, xã Phú Lâm. Đó là chưa kể những hồ, đập và đê chắn bị tràn nước, sạt lở...

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Tĩnh Gia, tính đến 17 giờ ngày 2/10, trận lũ đã khiến lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại: 1.260,5 ha, nuôi trồng thủy sản: 507,48 ha, cá lồng thiệt hại: 117 lồng, cùng hàng nghìn con gia súc, gia cầm... Ước tính thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 10 trên địa bàn huyện Tĩnh Gia là 135 tỷ đồng.

QL1A bị sạt lở.
QL1A bị sạt lở.

UBND huyện Tĩnh Gia đã cử các phó chủ tịch xuống trực tiếp các xã chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Trước mắt là khắc phục giao thông, tổ chức cứu đói, hỗ trợ lương thực, xử lý môi trường nước, tiêu độc khử trùng các giếng khơi giúp người dân có nước sạch sinh hoạt trở lại.

Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia cho biết: "Ngay từ đầu huyện đã có những chủ động chỉ đạo bà con gặt lúa chín từ 70% trở lên, kiểm tra các công trình phòng chống lụt bão. Huyện cũng đã trích ngân sách để khắc phục, tu sửa một số điểm xung yếu của các công trình phòng chống lụt bão...Sau khi nước rút, chúng tôi đã cử các cán bộ phụ trách địa bàn xuống giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt. Quan điểm là không để người dân đói, xử lý môi trường và nguồn nước sinh hoạt...".

Những hình ảnh cận cảnh hồ Đồng Đáng sau cơn lũ kinh hoàng.
Những hình ảnh cận cảnh hồ Đồng Đáng sau cơn lũ kinh hoàng.

Duy Tuyên

P.Thảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm