4 tỉnh miền Trung đề nghị được hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ
(Dân trí) - Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên sáng 21/11, để có điều kiện khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, các địa phương đề xuất Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương xem xét hỗ trợ.
Quảng Nam đề nghị hỗ trợ dân sinh, sửa chữa trường học, trạm xá bị hư hỏng: 20 tỷ đồng. Hỗ trợ 20 tỷ đồng mua giống cây trồng các loại cho vụ Đông Xuân, hóa chất xử lý môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh gia súc gia cầm. Hỗ trợ 100 cơ số thuốc dự phòng, 02 tấn Cloruamin B để xử lý nước uống vùng ngập lụt và phòng chống dịch bệnh. Hỗ trợ 50 tỷ đồng để khắc phục các công trình thủy lợi, giao thông, điện… Hỗ trợ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp các hồ chứa thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố như: Chấn Sơn, Đập Đá, Bình Hòa.
Quảng Ngãi đề nghị cấp hỗ trợ 2.000 tấn gạo; 100 cơ số thuốc y tế, 5.000 kg CloraminB bột, 100.000 viên Aqutabs, 2.000 lít Benkocid. Hỗ trợ 800 tấn giống (lúa, ngô, rau các loại). Cấp hồ trợ kinh phí khoảng 350 tỷ để giải quyết những thiệt hại về dân sinh và cơ sở hạ tầng thiết yếu sớm ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân.
Bình Định đề nghị hỗ trợ cho tỉnh 100 tỷ đồng để cứu trợ cho nhân dân vùng thiên tai: lương thực, thuốc chữa bệnh, vệ sinh môi trường. Hỗ trợ khôi phục đường giao thông, nước sạch, điện: 55 tỷ đồng. Hỗ trợ giống lúa vụ Đông Xuân năm 2013-2014 (4.000 tấn): 62 tỷ đồng. Hỗ trợ khôi phục các công trình thủy lợi: 50 tỷ đồng. Hỗ trợ 500.000 liều vacxin lở mồm long móng; 500.000 liều vacxin tả; 500.000 liều vacxin tai xanh; 06 triệu liều vacxin cúm gia cầm, giá trị khoảng 33 tỷ đồng. Hỗ trợ tỉnh lắp đặt ngay 12 trạm đo mưa tự động cho 05 hồ chứa lớn của tỉnh và hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác thu thập, điều tra hiện trạng đợt lũ vừa qua nhằm phục vụ công tác chỉ đạo của tỉnh trước mắt và lâu dài.
Chiều 20/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức giao ban trực tuyến, triển khai công tác khắc phục hậu quả lũ lụt. Trong đó, vấn đề được quan tâm nhất là tình trạng tiêu cực, thất thoát hàng hóa trong việc hỗ trợ cho nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc nhấn mạnh công tác hỗ trợ dân sau lũ quan trong nhất là tránh tiêu cực, thất thoát Sau khi nghe báo cáo của các huyện về tình hình thiệt hại do lũ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc lưu ý, các ngành địa phương trước mắt, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị thiệt hại, tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm cho người dân vùng ngập lũ, không để người dân nào bị đói. Đồng thời, phải thực hiện chặt chẽ trong việc đánh giá thiệt hại, đảm bảo sự trung thực, chính xác để làm căn cứ cho công tác hỗ trợ khắc phục hậu quả sau lũ. Ông Lộc cũng yêu cầu, phải có sự giám sát chặt chẽ từ thôn, xã trở lên để việc hỗ trợ đúng mục đích, đối tượng, kịp thời, đúng quy định. Trong đó, quan trọng nhất là tránh tiêu cực, thất thoát hàng hóa khi phân bổ xuống cho nhân nhân. Ngoài ra, vấn đề đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ cũng được tỉnh đặc biệt quan tâm. Yêu cầu ngành y tế khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định công tác khám, chữa bệnh, nhất là đối với người dân vùng lũ, đồng bào dân tộc thiểu số... 18 người chết do lũ vừa qua tại Bình Định Không để dân đói khát sau lũ Trong đợt lũ vừa qua, Bình Định là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 18 người chết và 1 mất tích, gần 100 ngàn ngôi nhà bị ngập nước, nhiều nhà bị sập hư hỏng nặng. Thiệt hại ban đầu ước tính 1.586 tỷ đồng. D.Công |
Khánh Hồng