Tổng quan bệnh Hội chứng Ganser
Hội chứng Ganser là dạng rối loạn giả tạo hay một bệnh tâm thần, rối loạn tâm lý xã hội mà bệnh nhân cố tình giả vờ mắc các bệnh về thể chất hoặc tinh thần dù không thực sự bị bệnh
Hành động muốn được coi như người bệnh đến từ nhu cầu nội tâm của họ muốn có được sự đồng cảm hoặc quan tâm đặc biệt dù phải trải qua các hoạt động gây đau đớn hoặc nguy hiểm
Người mắc hội chứng Ganser có hành động tương tự như người bị rối loạn tâm thần điển hình như tâm thần phân liệt
Nguyên nhân bệnh Hội chứng Ganser
Hội chứng Ganser thường hình thành do phản ứng cực đoan với sự căng thẳng hoặc mong muốn tránh trách nhiệm hay tình huống khó chịu của con người
Những vấn đề như nghiện rượu, chấn thương đầu, đột quỵ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh
Phần lớn người mắc hội chứng Ganser cũng có rối loạn nhân cách (bệnh đa nhân cách): rối loạn nhân cách khó giao tiếp hoặc rối loạn nhân cách đóng kịch
Rối loạn nhân cách khó giao tiếp: Bệnh nhân rất khó giao tiếp với đặc trưng là hành vi vô trách nhiệm và hung hăng, không có khả năng tuân theo các quy tắc xã hội
Rối loạn nhân cách đóng kịch: lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác chứ không phải là từ cảm giác về giá trị bản thân
Triệu chứng bệnh Hội chứng Ganser
Người mắc hội chứng Ganser thường có triệu chứng hành vi kỳ lạ tương tự người mắc bệnh tâm thần như:
Bối rối, nói những điều ngớ ngẩn và có ảo giác nghe thấy tiếng nói không thật
“Nói chuyện quá khứ” là triệu chứng điển hình khi người bệnh trả lời những câu hỏi đơn giản một cách vô nghĩa
Đề cập đến những vấn đề về thể chất không tồn tại như không có khả năng di chuyển một bộ phận của cơ thể hay còn gọi là liệt Hysteria
Mất trí nhớ về các sự kiện xảy ra khá thường xuyên
Bệnh nhân có rất nhiều cử chỉ và hành động không hợp lý như: cố gắng mặc quần trên đầu hoặc đeo tất trên tay
Giai đoạn cấp tính của hội chứng Ganser, bệnh nhân có thể không có phản ứng với kích thích nhiệt và cơ
Bệnh nhân có thể bị mất phương hướng không gian và nhận thức sai lệch về thực tế. Vào thời điểm nặng của bệnh, người bệnh chỉ tập trung vào cảm xúc và những vấn đề riêng của bản thân
Bệnh nhân theo định kỳ có thể rơi vào bắt chước động kinh
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng Ganser
Những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc hoặc gia đình gây nên những phản ứng tiêu cực với căng thẳng
Người nghiện rượu, tiền sử bị đột quỵ hoặc chấn thương ở đầu
Phòng ngừa bệnh Hội chứng Ganser
Để tránh tái phát hội chứng Ganser bệnh nhân cần:
Được tiến hành định kỳ điều trị dự phòng từ các nhà thần kinh học, dùng thuốc theo triệu chứng
Được theo dõi chế độ trong ngày, đi ngủ đúng giờ, ăn cùng lúc
Không bỏ qua giao tiếp và đóng mình vào
Tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, nghỉ ngơi tích cực
Tránh uống rượu và lạm dùng đồ uống chứa caffein
Tránh xung đột và tình huống căng thẳng
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng Ganser
Chẩn đoán xác định hội chứng Ganser là khá khó khăn vì bệnh nhân không bao giờ thừa nhận các triệu chứng giả mạo và bệnh rất hiếm gặp
Bệnh được chẩn đoán khi đã loại trừ tất cả các tình trạng có thể gây nên triệu chứng trên bệnh nhân
Chẩn đoán bằng cận lâm sàng không có giá trị, tuy nhiên có thể dùng để loại trừ các bệnh lý hữu cơ khác của não thông qua chụp X-quang, cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính
Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng Ganser
Nguyên tắc điều trị hội chứng Ganser là loại bỏ tình trạng chấn thương ban đầu của tâm lý và củng cố niềm tin người bệnh về việc được giúp đỡ, giảm các ảnh hưởng stress và bình ổn tâm lý bệnh nhân
Bắt đầu điều trị có thể sử dụng aminazin, các loại thuốc khác có thể sử dụng nếu có rối loạn tâm thần, thần kinh hoặc trầm cảm
Vitamin được sử dụng để giảm quá trình oxy hóa và hoạt động của hệ thống thần kinh
Các phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng nhằm loại bỏ tình trạng căng thẳng và mệt mỏi, tăng khả năng làm việc và cải thiện các quá trình trao đổi chất trong cơ thể