Tổng quan bệnh Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là bệnh gì?
Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể, cơ thể sẽ hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp
Trong cơ thể người tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết, tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.
Ngoài ra cũng có một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết, khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.
Những người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nhưng vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.
Nguyên nhân bệnh Hạ đường huyết
Có những nguyên nhân hạ đường huyết nào?
Bệnh hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là: sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm), tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ, không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, chế độ ăn kiêng không hợp lý, uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.
Triệu chứng bệnh Hạ đường huyết
Triệu chứng hạ đường huyết như thế nào?
Bệnh hạ đường huyết có các triệu chứng cơ bản như: run rẩy, chóng mặt, đau đầu; thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh và da tái.
Các triệu chứng trên thường xảy ra vào ban đêm và sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ, người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Hạ đường huyết có nguy hiểm không?
Có nhiều trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.
Vì bệnh hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài nên khi có các dấu hiệu sau cần kịp thời đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:
- Xuất hiện triệu chứng dù bạn không bị tiểu đường.
- Bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do hạ đường huyết.
- Đã được điều trị bệnh nhưng triệu chứng vẫn tái phát.
Đường lây truyền bệnh Hạ đường huyết
Bệnh hạ đường huyết không lây truyền từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hạ đường huyết
Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc bệnh hạ đường huyết:
- Những người đang bị tiểu đường và đang dùng thuốc trị tiểu đường.
- Những người bị nghiện rượu bia.
- Người đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận.
- Bệnh nhân có khối u làm tăng tiết insulin.
- Bệnh nhân bị mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.
Bệnh hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi mà thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh Hạ đường huyết
Để phòng ngừa hạ đường huyết nên làm gì?
Để phòng ngừa hạ đường huyết có thể áp dụng các biện pháp sau:
Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận, chú ý ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
Cần ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
Hướng dẫn những người sống hoặc làm việc chung cách tiêm glucagon.
Nên kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.
Không bỏ qua những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị bệnh hạ đường huyết vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.
Cần đầu tư thời gian điều chỉnh lượng insulin để được phép tập thể dục.
Thăm khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
Lắng nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
Cần chú ý không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức, không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu để tránh hạ đường huyết đột ngột.
Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường, loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hạ đường huyết
Để chẩn đoán bệnh hạ đường huyết có thể khá dễ dàng vì chứng hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng.
Để chẩn đoán bệnh, có thể cần phải làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bệnh nhân.
Các biện pháp điều trị bệnh Hạ đường huyết
Cách điều trị hạ đường huyết chính là để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt hạ đường huyết, nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng các cách sau: Uống thuốc viên nén glucose; Uống nước trái cây; Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo.
Sau khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc không thấy đỡ hơn, nên bổ sung đường thêm một lần nữa.
Khi bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết,cần được tiêm glucagon ngay lập tức.
- Cách xử trí tại nhà: không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.
- Cách xử trí tại bệnh viện: có thể bắt đầu bằng việc tiêm hoặc truyền 10-25g Glucose (20-50 mL Dextrose 50%) qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl.