Tổng quan bệnh Hội chứng hông vũ công
Hội chứng hông vũ công là một tình trạng mà người bệnh nghe thấy âm thanh răng rắc hoặc cảm giác như bị vỡ ở hông khi đi bộ, chạy, đứng lên khỏi ghế hoặc đu đưa chân.
Đối với hầu hết các trường hợp, tình trạng này không gây khó chịu và triệu chứng duy nhất là tiếng răng rắc hay cảm giác như bị vỡ. Tuy nhiên, đối với những vũ công hoặc vận động viên, các triệu chứng của hội chứng hông vũ công có thể bao gồm đau và yếu, khiến người bệnh hoạt động khó khăn.
Nguyên nhân bệnh Hội chứng hông vũ công
Hội chứng hông vũ công xảy ra do nhiều cơ chế tác động kết hợp với các kết cấu xương của xương hông, xương chậu và các cơ, gân, dây chằng xung quanh hông.
Hiện nay, có nhiều mô tả về các cơ chế tác động, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng hông vũ công bao gồm trật nhẹ dải chậu chày qua lồi cầu lớn hoặc chuyển động đột ngột của gân thắt lưng chậu qua lồi chậu lược.
Hội chứng hông vũ công được phân loại phụ thuộc vào vị trí của các cơ chế tác động như bên ngoài, bên trong hoặc phía sau.
Cơ chế bên ngoài chủ yếu gây ra bởi trật nhẹ dải chậu đùi qua lồi cầu lớn xương đùi. Bệnh cũng được mô tả là một tình trạng trật ở bờ ngoài của cơ mông lớn qua lồi cầu lớn.
Cơ chế bên trong bao gồm:
Nguyên nhân phổ biến nhất là gân thắt lưng chạy trượt trên lồi chậu lược, kết quả là tạo ra tiếng như bị vỡ, điều này thường xảy ra khi hông đột nhiên di chuyển và xoay ngoài
Gân thắt lưng chậu cũng có thể gây ra tình trạng này khi chuyển động đột ngột qua gai chậu trước trên hoặc các gờ xương phía trên lồi cầu bé
Nguyên nhân ít gặp của hội chứng hông vũ công cơ chế bên trong bao gồm các chuyển động của các dây chằng chậu-đùi phía trên hoặc phía trước khớp hông.
Cơ chế phía sau là tình trạng không phổ biến và được gây ra bởi sự chuyển động của các dây chằng cơ nhị đầu đùi trên xương ngồi.
Triệu chứng bệnh Hội chứng hông vũ công
Trong hầu hết các trường hợp, sự chuyển động của một cơ hoặc gân trên cấu trúc xương ở hông có thể gây ra tiếng răng rắc.
Các nơi thường gặp nhất là ở mặt ngoài của hông, nơi một dải mô liên kết được gọi là dải chậu chày đi qua một phần xương đùi nhô ra – gọi là lồi cầu lớn. Khi người bệnh đứng thẳng dậy, dải mô sẽ nằm phía sau lồi cầu. Tuy nhiên, khi người bệnh uốn cong hông thì dải mô di chuyển lên trên và ra phía trước lồi cầu, điều này có thể phát ra tiếng răng rắc như bị vỡ.
Các gân thắt lưng chậu kết nối vào phần bên trong của đùi cũng có thể phát ra tiếng răng rắc như bị vỡ.
Một vị trí khác là nơi đầu xương đùi cắm vào trong xương chậu để tạo thành khớp hông. Tiếng vỡ xảy ra khi gân cơ thẳng đùi chạy từ bên trong đùi đi lên qua khung xương chậu, di chuyển qua lại trên xương đùi khi hông bị uốn cong và kéo thẳng.
Triệu chứng ít gặp hơn là rách sụn, sụn hoặc xương trong khớp bị tổn thương cũng có thể gây ra tiếng vỡ, một mảnh sụn vụn có thể dẫn đến hội chứng khóa hông, gây đau và tàn tật.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng hông vũ công
Bệnh này rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng hông vũ công bao gồm:
Vận động viên: do vận động liên tục
Vũ công múa ballet
Vận động viên thể dục dụng cụ
Người đua ngựa
Vận động viên điền kinh
Cầu thủ bóng đá
Tập tạ nặng hoặc chạy bộ
Người thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 40
Phòng ngừa bệnh Hội chứng hông vũ công
Các biện pháp phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng bao gồm:
Giảm hoặc điều chỉnh các hoạt động
Chườm đá
Dùng thuốc giảm đau
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng hông vũ công
Khám lâm sàng
Xét nghiệm:
Siêu âm trong khi chuyển động hông có thể phát hiện trật gân và viêm bao hoạt dịch kèm theo viêm túi thanh mạc khi đánh giá cơ thắt lưng chậu ở các trường hợp ngoài khớp
Chụp MRI khớp hông đôi khi có thể xác định nguyên nhân gây ra hội chứng hông vũ công.
Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng hông vũ công
Trừ khi hội chứng hông vũ công gây đau hoặc gây khó khăn trong thể thao hoặc các hoạt động khác, nhiều người bệnh thường không cần đến gặp bác sĩ để điều trị. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh trong vấn đề vận động khớp hông thì tình trạng sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên, ngay khi cảm thấy đau, người bệnh phải ngừng ngay hoạt động để tránh làm trầm trọng thêm cơn đau.
Với cơn đau nặng hơn hoặc đau mà không cải thiện bằng phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tại các trung tâm chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tàn tật
Các phương pháp điều trị được áp dụng bao gồm:
Vật lý trị liệu: ưu tiên kéo căng cơ, tăng cường và sự liên kết có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Điều trị nội khoa: trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể tiêm một liều corticosteroid tại vị trí đau để làm giảm viêm.