Phụ khoa

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị

Herpes hậu môn lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người sang người qua các hình thức quan hệ tình dục khác nhau. Bệnh có thể kiểm soát bằng sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Herpes hậu môn là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người sang người qua các hình thức quan hệ tình dục khác nhau. Bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát bằng sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

1. Herpes hậu môn là gì?

Herpes là một họ virus gây nhiễm trùng ở người. Herpes sinh dục (hoặc herpes bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục) là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do virus herpes simplex gây ra.

Các triệu chứng của herpes hậu môn bao gồm:

  • Vết sưng đỏ hoặc mụn nước trắng
  • Đau và ngứa quanh hậu môn
  • Loét phát triển tại vị trí mọc mụn nước trước đó
  • Vảy bao phủ vết loét đã vỡ hoặc chảy máu
  • Thay đổi thói quen đại tiện.

2. Herpes lây truyền như thế nào?

Herpes hậu môn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục hoặc giao hợp.

Theo Nguồn tin cậy của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), năm 2013 hơn 24 triệu người Mỹ đã mắc Herpes hậu môn và mỗi năm có thêm 776.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh.

Tại Hoa Kỳ, cứ 6 người thì có 1 người bị herpes sinh dục, theo CDC Trusty Source. Cùng một loại virus gây ra herpes sinh dục có thể gây ra các tổn thương ở nhiều vị trí khác nhau (bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc quanh hậu môn). Nhưng, không phải ai bị herpes sinh dục đều bị herpes hậu môn.

3. Làm thế nào để chẩn đoán herpes hậu môn?

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng rõ ràng của herpes hậu môn, bác sĩ có thể quyết định điều trị sau khi kiểm tra thể chất. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm bổ sung.

Vì một số vi sinh vật khác lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra các triệu chứng bệnh ở hậu môn, bác sĩ có thể muốn xác minh nguyên nhân chính xác gây ra nhiễm trùng bằng xét nghiệm trước khi bắt đầu điều trị.

Để làm điều này, bác sĩ sẽ lấy mẫu nuôi cấy từ mụn nước, vết loét hoặc lấy mẫu máu. Mẫu đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Với kết quả nhận được từ mẫu xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp.

4. Herpes hậu môn được điều trị như thế nào?

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị
Virust Herpes

Điều trị herpes hậu môn giúp giảm thời gian bùng phát và cường độ của bệnh. Đồng thời cũng làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho bạn tình.

Phương pháp điều trị chính của bệnh herpes hậu môn là điều trị bằng thuốc kháng virus. Những người bị Herpes hậu môn dùng thuốc kháng vi-rút để điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh cho đến khi khỏi hẳn.

Sử dụng lâu dài thuốc kháng vi-rút còn được gọi là liệu pháp ức chế. Những người sử dụng liệu pháp ức chế để quản lý Herpes hậu môn có thể làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho bạn tình.

Trong trường hợp herpes hậu môn nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc kháng vi-rút tiêm tĩnh mạch. Thuốc kháng vi-rút sẽ được tiêm trực tiếp vào máu thông qua việc đâm kim vào tĩnh mạch.

5. Herpes hậu môn có lây không?

Herpes hậu môn là bệnh truyền nhiễm. Bệnh có thể truyền từ người sang người khác có tiếp xúc với các tổn thương trên da hoặc xung quanh hậu môn.

Có thể bị nhiễm vi-rút nếu có quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, người bị bệnh có thể truyền bệnh cho bạn tình ngay cả khi vi-rút không gây ra các triệu chứng rõ ràng.

Nhiều người có thể không biết mình bị nhiễm HSV vì triệu chứng bệnh luôn không rõ ràng. Trong trường hợp đó, người bệnh có thể truyền bệnh cho người lành mà không biết.

6. Herpes hậu môn có thể được chữa khỏi không?

Herpes hậu môn không thể được chữa khỏi. Nó được coi là một bệnh nhiễm trùng suốt đời.

Nhiễm Herpes sinh dục không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thuốc chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, giúp mau lành vết loét (nếu có) và giúp giảm số đợt tái phát.

7. Phòng bệnh herpes hậu môn bằng cách nào?

Sử dụng các biện pháp tình dục an toàn để giảm nguy cơ bị bệnh STI - Bệnh tình dục như:

  • Đeo bao cao su: Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn trong mỗi lần quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc miệng.
  • Giảm số lượng bạn tình.
  • Thực hiện duy trì quan hệ một vợ một chồng.
  • Quan hệ tình dục hoàn toàn.

Nếu hoạt động tình dục, hãy đi khám bác sĩ tiến hành kiểm tra STI thường xuyên. Kiểm tra thường xuyên giữ cho bạn và bạn tình được an toàn.

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị
Sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Ngoài ra, để chính xác và an toàn hơn bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín để sàng lọc. Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.

Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ. Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham khảo nguồn: healthline.com

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bác sĩ ung thư phụ khoa gây quỹ nửa tỷ đồng cho trẻ em nghèo bằng… "vợt"

Bác sĩ ung thư phụ khoa gây quỹ nửa tỷ đồng cho trẻ em nghèo bằng… "vợt"

(Dân trí) - Xuyên suốt 15 năm, vị bác sĩ chuyên phẫu thuật các ca ung thư phụ khoa phức tạp đã đồng hành với các chương trình gây quỹ xây nhà, dựng cầu, tặng xe đạp... cho bà con vùng xa, học sinh nghèo vượt khó.
Dạ Hương đồng hành cùng hội nghị sản phụ khoa

Dạ Hương đồng hành cùng hội nghị sản phụ khoa

(Dân trí) - Nhãn hàng Dạ Hương (Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh) vừa đồng hành cùng hai Bệnh viện sản phụ khoa hàng đầu Việt Nam trong hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 22, diễn ra ở TPHCM và Hà Nội.
Chưa từng quan hệ có mắc bệnh phụ khoa không?

Chưa từng quan hệ có mắc bệnh phụ khoa không?

(Dân trí) - Bệnh phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ. Vậy những cô gái trẻ chưa từng quan hệ, thậm chí bé gái 12-13 tuổi có mắc bệnh này không?
Bệnh phụ khoa – không nên coi thường!

Bệnh phụ khoa – không nên coi thường!

Bệnh phụ khoa không ngoại trừ ai, kể cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục. Mắc bệnh phụ khoa đang là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Cần dùng đúng “viên nén phụ khoa”

Cần dùng đúng “viên nén phụ khoa”

Nhiễm trùng sinh dục - tiết niệu hay gọi tắt là viêm sinh dục là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Thông tin chia sẻ
Bệnh nứt hậu môn

Bệnh nứt hậu môn

Nứt hậu môn là bệnh phổ biến thứ 3 đến khám ở Khoa hậu môn. Nứt hậu môn thường gặp ở người trẻ và người trung niên, tuy nhiên vẫn có ở trẻ em và người già nhưng với tần suất thấp hơn.
Bệnh rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị

Herpes hậu môn lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người sang người qua các hình thức quan hệ tình dục khác nhau. Bệnh có thể kiểm soát bằng sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ
Những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em cần biết

Những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em cần biết

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết mà tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều nên làm, tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khám phụ khoa. Dưới đây là những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em không nên bỏ qua.
Điều trị lỗ rò hậu môn thế nào?

Điều trị lỗ rò hậu môn thế nào?

Bệnh lỗ rò hậu môn là một đường hầm nhỏ nằm dưới da và thông từ ổ áp xe tới tuyến bã bị nhiễm khuẩn. Với các triệu chứng đau nhức và tiết nhiều dịch mủ khiến người bệnh khó chịu. Hiện nay, phương pháp điều trị chính của bệnh này là phẫu thuật.