Phụ khoa

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
Bệnh rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trịnh Giang Lợi - Khoa ngoại tiêu hóa - Hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.

Rò hậu môn là gì

Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường dò là một đường hầm, phía trong là một tổ chức hạt mạn tính do quá trình viêm mạn tính tạo lên. Rò hậu môn là hậu quả của một apxe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị vỡ ra tạo thành đường rò, như vậy rò hậu môn và apxe trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, apxe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại apxe quanh hậu môn trực tràng.

Rò hậu môn

Nguyên nhân

Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các apxe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.

Phân loại rò hậu môn

Có nhiều cách phân loại bệnh rò hậu môn

  • Rò hoàn toàn: Lỗ trong và ngoài thông với nhau.
  • Rò không hoàn toàn: Đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.
  • Rò phức tạp: Đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
  • Đường rò đơn giản: Đường rò thẳng ít ngóc ngách.
  • Rò trong cơ thắt: Là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
  • Rò qua cơ thắt: Đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của apxe vùng hố ngồi trực tràng.
  • Rò ngoài cơ thắt: Là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng.

Rò hậu môn

Triệu chứng

Triệu chứng của rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.

  • Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
  • Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.

Các vi khuẩn có thể gặp ở dường rò là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, liên cầu, tụ cầu, ngoài ra có thể do lao.

Các phương pháp điều trị

Rò hậu môn là phải phẫu thuật, muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phải tìm được lỗ rò trong.
  • Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
  • Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.
  • Chọn phương pháp mổ phù hợp.
  • Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.

Căn bệnh này nếu không được xử trí sớm và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đáng ngại và bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên ngại ngùng giấu kín hoặc điều trị ở những địa chỉ không đáng tin. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ nhanh chóng giúp bạn gạt bỏ các phiền toái do bệnh gây ra và nhanh chóng trở lại với sinh hoạt cuộc sống bình thường.

Đăng ký lịch khám chữa tại bệnh viện Vinmec tại đây.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bác sĩ ung thư phụ khoa gây quỹ nửa tỷ đồng cho trẻ em nghèo bằng… "vợt"

Bác sĩ ung thư phụ khoa gây quỹ nửa tỷ đồng cho trẻ em nghèo bằng… "vợt"

(Dân trí) - Xuyên suốt 15 năm, vị bác sĩ chuyên phẫu thuật các ca ung thư phụ khoa phức tạp đã đồng hành với các chương trình gây quỹ xây nhà, dựng cầu, tặng xe đạp... cho bà con vùng xa, học sinh nghèo vượt khó.
Dạ Hương đồng hành cùng hội nghị sản phụ khoa

Dạ Hương đồng hành cùng hội nghị sản phụ khoa

(Dân trí) - Nhãn hàng Dạ Hương (Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh) vừa đồng hành cùng hai Bệnh viện sản phụ khoa hàng đầu Việt Nam trong hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 22, diễn ra ở TPHCM và Hà Nội.
Chưa từng quan hệ có mắc bệnh phụ khoa không?

Chưa từng quan hệ có mắc bệnh phụ khoa không?

(Dân trí) - Bệnh phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ. Vậy những cô gái trẻ chưa từng quan hệ, thậm chí bé gái 12-13 tuổi có mắc bệnh này không?
Bệnh phụ khoa – không nên coi thường!

Bệnh phụ khoa – không nên coi thường!

Bệnh phụ khoa không ngoại trừ ai, kể cả những thiếu nữ chưa từng quan hệ tình dục. Mắc bệnh phụ khoa đang là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Cần dùng đúng “viên nén phụ khoa”

Cần dùng đúng “viên nén phụ khoa”

Nhiễm trùng sinh dục - tiết niệu hay gọi tắt là viêm sinh dục là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ
Thông tin chia sẻ
Bệnh nứt hậu môn

Bệnh nứt hậu môn

Nứt hậu môn là bệnh phổ biến thứ 3 đến khám ở Khoa hậu môn. Nứt hậu môn thường gặp ở người trẻ và người trung niên, tuy nhiên vẫn có ở trẻ em và người già nhưng với tần suất thấp hơn.
Bệnh rò hậu môn

Bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.
Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị

Herpes hậu môn: Triệu chứng, điều trị

Herpes hậu môn lây truyền qua đường tình dục (STI). Nó được truyền từ người sang người qua các hình thức quan hệ tình dục khác nhau. Bệnh có thể kiểm soát bằng sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ
Những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em cần biết

Những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em cần biết

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết mà tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều nên làm, tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khám phụ khoa. Dưới đây là những kinh nghiệm khám phụ khoa chị em không nên bỏ qua.
Điều trị lỗ rò hậu môn thế nào?

Điều trị lỗ rò hậu môn thế nào?

Bệnh lỗ rò hậu môn là một đường hầm nhỏ nằm dưới da và thông từ ổ áp xe tới tuyến bã bị nhiễm khuẩn. Với các triệu chứng đau nhức và tiết nhiều dịch mủ khiến người bệnh khó chịu. Hiện nay, phương pháp điều trị chính của bệnh này là phẫu thuật.