Virus - Ký sinh trùng

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Đường lây truyền của virus Zika

Virus Zika không chỉ lây truyền qua đường muỗi đốt mà cả các con đường khác như truyền máu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con với các biểu hiện như sốt nhẹ, phát ban sần, đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc mắt,...
Đường lây truyền của virus Zika
Đường lây truyền của virus Zika (Nguồn: Vinmec)

Virus Zika không chỉ lây truyền qua đường muỗi đốt mà cả các con đường khác như truyền máu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con với các biểu hiện như sốt nhẹ, phát ban sần, đau mỏi cơ, khớp, viêm kết mạc mắt,...

1. Virus Zika là gì?

Virus Zika là loại virus được phát hiện lần đầu tiên trên một loài khỉ ở Uganda năm 1947. Tên của virus được đặt theo tên khu rừng Zika – nơi đầu tiên phát hiện. Cơ chế gây bệnh trên cơ thể người, virus Zika chủ yếu lây lan khi bị muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh bằng cách hút virus từ người nhiễm bệnh và chuyển vào người bình thường.

Thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2 – 12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Có khoảng 75 – 80% bệnh nhân sau khi bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng. Các bệnh nhân khác có biểu hiện bệnh nhẹ như: sốt nhẹ (37,8 – 38,5°C), mệt mỏi, phát ban, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, đau cơ, nhức đầu, viêm xung huyết kết mạc, đau hố mắt và suy nhược. Một số ít bệnh nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa hoặc loét niêm mạc.

Hầu hết người bị nhiễm virus Zika có thể phục hồi hoàn toàn và các triệu chứng bệnh tự hết trong vòng 1 tuần. Tuy vậy, bệnh do virus Zika đặc biệt nguy hiểm nếu đi từ mẹ sang con. Trẻ sinh ra với bệnh virus Zika có thể có dị tật bẩm sinh như: dị tật ở mắt, mất thính lực, suy giảm tăng trưởng, tật đầu nhỏ, khiếm khuyết ở não bộ.

2. Virus gây bệnh Zika lây qua đường nào?

Muỗi
Virus Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh thuộc họ Aedes
  • Muỗi gây bệnh Zika: Virus Zika truyền sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh thuộc họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti (muỗi vằn). Đây cũng là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và sốt vàng. Khi muỗi hút máu người hay động vật đang bị nhiễm virus Zika, virus sẽ nhân lên trong cơ thể muỗi và ủ bệnh sau 10 ngày. Sau đó, nó có thể truyền virus cho người hoặc động vật khác qua các vết đốt. Một cá thể muỗi nhiễm virus Zika cũng có thể truyền virus cho các thế hệ muỗi con cháu;
  • Truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai có thể truyền virus Zika sang thai nhi. Hiện vẫn chưa có báo cáo về việc virus Zika truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ nên tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo phụ nữ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu;
  • Truyền qua đường tình dục: Virus Zika được phát hiện có trong tinh dịch. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng virus Zika có thể truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn. Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền virus trước, trong và sau khi có triệu chứng mắc bệnh;
  • Truyền máu: Virus Zika được phát hiện có trong máu của bệnh nhân nhiễm virus. Về mặt lý thuyết, virus Zika có thể lây lan qua đường truyền máu nhưng cho tới nay chưa có báo cáo nào về trường hợp này.
Điều gì xảy ra khi truyền nhầm nhóm máu?
Về mặt lý thuyết virus Zika có thể lây truyền qua đường truyền máu

Để bảo vệ tốt nhất trước nguy cơ nhiễm virus Zika cũng như các bệnh khác do muỗi truyền qua như sốt xuất huyết, sốt vàng,... mỗi người cần chú ý tránh bị muỗi đốt bằng cách sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo sáng màu che kín cơ thể, ngủ trong màn. Ngoài ra, cần đổ hết nước, làm sạch hoặc đậy kín các vật dụng chứa nước để muỗi không có nơi sinh sản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Bộ Y tế

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Điểm mặt "ổ bệnh" trong tiết canh

Điểm mặt "ổ bệnh" trong tiết canh

Sán lên não, sốt cao, xuất huyết hoại tử dưới da, nhiễm trùng huyết, viêm não, hoại tử cơ... là những căn bệnh đau đớn mà những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có trong tiết canh có thể tàn...
Ăn lẩu bò tươi sai cách có thể đưa sán vào người

Ăn lẩu bò tươi sai cách có thể đưa sán vào người

(Dân trí) - Lẩu bò tươi đang là một món ăn gây sốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, cách nhúng thịt phổ biến lại khiến ký sinh trùng có cơ hội thâm nhập vào người.
Đi triệt lông tại spa, người phụ nữ mắc bệnh "vùng kín", lây cho cả chồng

Đi triệt lông tại spa, người phụ nữ mắc bệnh "vùng kín", lây cho cả chồng

(Dân trí) - Sau khi triệt lông, người phụ nữ bất ngờ nổi các hạt li ti ở vùng kín gây đau rát và khó chịu.
Trà gừng hay trà xanh: Loại nào tốt hơn trong mùa đông?

Trà gừng hay trà xanh: Loại nào tốt hơn trong mùa đông?

(Dân trí) - Gừng và trà xanh là hai loại đồ uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể là những thức uống tuyệt vời cho mùa đông.
Xôn xao nhân bánh giò từ hạch lợn: Bác sĩ cảnh báo

Xôn xao nhân bánh giò từ hạch lợn: Bác sĩ cảnh báo

(Dân trí) - Vụ việc một người dùng mạng xã hội đăng bài cảnh báo phát hiện hạch lợn trong nhân bánh giò đang thu hút sự chú ý của cộng đồng.
Thông tin chia sẻ
Đường lây truyền của virus Zika

Đường lây truyền của virus Zika

Virus Zika không chỉ lây truyền qua đường muỗi đốt mà cả các con đường khác như truyền máu, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con với các biểu hiện như sốt nhẹ, phát ban sần, đau mỏi...
Trẻ nhiễm virus cúm A nên làm gì?

Trẻ nhiễm virus cúm A nên làm gì?

Tôi làm ở Vinschool times City. Con gái tôi 5 tuổi hiện đang bị sốt khá cao và kéo dài vài ngày rồi. Tôi đã đưa đi khám 3 bệnh viện, gần đây nhất là viện Bạch Mai. Bác sĩ...
Liều dùng vắc-xin rotavirus như thế nào?

Liều dùng vắc-xin rotavirus như thế nào?

Chào bác sĩ, mình muốn hỏi một chút. Vừa rồi mình đưa bé đi tiêm phòng, ở bệnh viện bác sĩ cho uống Rota liều 2 cách liều 1 có 1 tháng như vắc-xin 6 trong 1, mà mình đọc...
Lưu ý trong điều trị sốt virus

Lưu ý trong điều trị sốt virus

Sốt virus, còn gọi là sốt siêu vi, do nhiều loại virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Với hơn 200 biểu hiện bệnh khác nhau, biểu hiện sốt virus và cách điều trị...
Bị nhiễm virus Zika, điều trị thế nào?

Bị nhiễm virus Zika, điều trị thế nào?

Virus Zika không chỉ gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh mà còn liên quan đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hội chứng tê liệt thần kinh Guillain-Barre, làm suy giảm trí nhớ hay gây vô sinh...