Vụ vỡ đập Nova Kakhovka ở Kherson ngày 6/6 đã đẩy một lượng nước khổng lồ xuống khu vực hạ lưu, làm ngập 24 ngôi làng và buộc 17.000 dân phải đi di tản, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo và những hệ lụy dai dẳng trong tương lai (Ảnh: Reuters).
Nga và Ukraine đang cáo buộc lẫn nhau là bên phải chịu trách nhiệm cho vụ vỡ đập (Ảnh: AP).
Vị trí của đập Kakhovka (Đồ họa: FT).
Hình ảnh cho thấy con đập và nhà máy thủy điện Nova Kakhovka trước và sau khi bị phá hủy (Ảnh: Reuters, EPA).
Người dân ở Kherson, thành phố đông dân nhất gần con đập, buộc phải di chuyển lên vùng cao hơn khi nước từ đập đổ vào sông Dnipro (Ảnh: Reuters).
Thành phố Nova Kakhovka đã ngập trong nước lũ và phía Ukraine ước tính có khoảng 40.000 người dân đang trong tình cảnh nguy hiểm vào lúc này (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo vụ vỡ đập là "quả bom môi trường hủy diệt hàng loạt", đồng thời cáo buộc Nga đứng sau vụ việc. Ông khẳng định vụ vỡ đập sẽ không làm ảnh hưởng tới mục tiêu của Ukraine là giành lại toàn bộ lãnh thổ từ Nga (Ảnh: Reuters).
Trong khi đó, Điện Kremlin cáo buộc Ukraine là bên làm vỡ đập, nhằm đáp trả việc phản công bất thành (Ảnh: Reuters).
Ít nhất 150 tấn dầu từ con đập đã rò rỉ vào Dnipro, Bộ trưởng Môi trường Ukraine Ruslan Strilets thông báo. Thiệt hại về môi trường ước tính khoảng 50 triệu euro (Ảnh: Reuters).
Chuyên gia an ninh Maciej Matysiak nhận định, nước lũ tràn xuống Kherson sẽ khiến các bên không thể sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như xe tăng trong ít nhất một tháng (Ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Strilets cảnh báo hệ lụy của vụ vỡ đập có thể sẽ kéo dài không chỉ trong vài tuần hay vài tháng mà thậm chí tới nhiều năm. Các chuyên gia cũng có nhận định tương tự, khi cảnh báo hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Kherson có thể sẽ bị ảnh hưởng do nước lũ mang theo hóa chất công nghiệp ngấm vào đất và lượng bùn do lũ lụt có thể mất vài năm để dọn sạch (Ảnh: AP).
Cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc lo ngại về "hậu quả nghiêm trọng đối với hàng trăm nghìn người ở cả hai bên chiến tuyến" khi nước lũ có thể cuốn theo bom mìn và vật liệu nổ ở các khu vực tiền tuyến xuống những nơi an toàn, do đó khiến nhiều người gặp nguy hiểm hơn (Ảnh: AP).
Đập thủy điện chiến lược ở Kherson bị sập