1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Vì sao phi công Ukraine không mặn mà với UAV "sát thủ chiến trường"của Mỹ?

Đức Hoàng

(Dân trí) - Các phi công của Kiev dường như cho rằng, các UAV Gray Eagle của Mỹ không thích hợp cho chiến trường Ukraine, dù nó được xem là vũ khí hiện đại và uy lực.

Vì sao phi công Ukraine không mặn mà với UAV sát thủ chiến trườngcủa Mỹ? - 1

UAV MQ-1C Gray Eagle của quân đội Mỹ (Ảnh: Reuters).

Theo Reuters, Mỹ gần đây đã tạm dừng kế hoạch bán 4 máy bay không người lái (UAV) MQ-1C "Đại bàng xám" cho Ukraine vì lo công nghệ và thiết bị trinh sát tiên tiến sẽ rơi vào tay quân đội Nga.

Tuy nhiên, theo Foreign Policy, khí tài mà các quân nhân Ukraine thực sự mong muốn Mỹ cung cấp không phải là các UAV hiện đại nói trên, mà là các tiêm kích như F-15 và F-16 vì các máy bay này có cơ hội sống sót cao hơn trước phòng không Nga.

Một phi công Ukraine nhận định rằng, các UAV "Đại bàng xám" sẽ dễ tổn thương trước các lá chắn của Nga và khó làm "thay đổi cuộc chơi" như một số chuyên gia trước đó nhận định.

"Chúng tôi không ủng hộ Gray Eagles. Rất nguy hiểm khi triển khai các UAV đắt đỏ này tại Ukraine vì mối đe dọa từ các hệ thống phòng không của đối thủ. Đây là Ukraine chứ không phải là Afghanistan", một phi công của Kiev nói với Foreign Policy.

MQ-1C Grey Eagle là phiên bản mới nhất trong dòng máy bay không người lái tấn công của nhà thầu General Atomics. Nó được sử dụng trong chiến dịch chống khủng bố của Mỹ từ Afghanistan, Iraq cho đến Somalia và Yemen. Nó được trang bị tên lửa "hỏa ngục" Hellfire, có tầm bắn khoảng 8 km - ngắn hơn so với máy bay không người lái cảm tử Switchblade hoặc Phoenix Ghost mà Mỹ đã gửi đến Ukraine.

Một phi công khác của Ukraine nói rằng, Grey Eagle có thể có hiệu quả, nhưng dường như sẽ không thể sống sót qua quá 2 nhiệm vụ. Mỗi chiếc UAV này có giá khoảng 10 triệu USD.

Cũng theo các phi công Ukraine, Kiev đã sử dụng hiệu quả các UAV TB2 mua của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu của chiến sự. TB2 có giá 2 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, các UAV này giờ đây đã giảm bớt hiệu quả khi Nga củng cố hệ thống phòng không ở chiến trường Ukraine. Kiev cũng đã giảm bớt tần suất điều động dòng UAV này tham gia tác chiến.

Ngoài ra, các phi công cho biết, giờ đây số lượng phi công trong không quân Ukraine đang nhiều hơn số máy bay và họ mong muốn được huấn luyện sử dụng các tiêm kích như F-15 và F-16 của Mỹ vì chúng sẽ có khả năng sống sót cao hơn trước S-400 của Nga.

MQ-1C nặng 2 tấn, dùng động cơ chạy bằng cánh quạt và có sải cánh dài 17m. Điểm mạnh của "sát thủ chiến trường" MQ-1C chính là tên lửa "hỏa ngục" - vũ khí chính của chiếc UAV uy lực. Mỗi UAV có thể mang 8 tên lửa loại này.

Với khối lượng khoảng 50kg, đầu đạn hình trụ nặng 18 cân, Hellfire là tên lửa đất đối đất hoặc không đối đất, có khả năng xuyên thủng các loại giáp. Hellfire có thể được sử dụng các cuộc tấn công đa nhiệm vụ hoặc đa mục tiêu. Với khả năng dẫn đường chính xác, tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ngay cả khi nó không nằm trong tầm ngắm của khí tài. Tên lửa Hellfire có cơ chế dẫn đường bằng laser.

MQ-1C có thể bay trong nửa ngày hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào vũ khí nó mang theo. 

Theo RT
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine