1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Sức mạnh Mỹ và thừa nhận hiếm thấy của Nga

Lần đầu tiên quan chức hàng đầu trong lĩnh vực quốc phòng Nga thừa nhận, Nga sẽ phải chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân hơn của Mỹ.

Thông tin này được hãng RIA Novosti dẫn lời Tổng công trình sư của tập đoàn Almaz-Antey, ông Pavel Sozinov cho biết, theo đó Nga sẽ phát triển hệ thống phòng thủ tối tân hơn của Mỹ.

Cụ thể, Nga sẽ tạo ra các hệ thống phòng thủ tên lửa tương tự như GMD, hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa và THAAD do Mỹ phát triển và đã được đưa vào trang bị.

Nguồn tin trên cho biết thêm, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga, các tổ hợp phòng thủ được thiết kế để có thể đánh chặn hiệu quả hơn hệ thống của Mỹ. Ông Almaz-Antey cũng khẳng định, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga sẽ sớm được đưa vào hoạt động “trong tương lai gần”.

Được biết, các hệ thống GMD và THAAD của Mỹ có thể bắn hạ tên lửa tầm ngắn và tầm trung một vài phút trước khi những tên lửa này trúng mục tiêu.

Hệ thống phòng thủ S-400.
Hệ thống phòng thủ S-400.

Sẽ không có gì đáng nói về kế hoạch phát triển hệ thống phòng thủ này của Nga nếu trước đó Moscow không từng nhiều lần khẳng định rằng những hệ thống S-300, S-400 và cả S-500 mẫu mực của mình vượt trội hơn hẳn những hệ thống tương tự của Mỹ.

Hãng RIA Novosti hồi cuối năm 2014 dẫn lời quan chức quốc phòng cấp cao của Nga khẳng định hệ thống S-500 của Nga có thể "chấp" cả PAC-3, SM-2 và SM-3 của Mỹ.

Theo nguồn tin trên, thiết kế cơ bản của loại tên lửa thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis SM-3 Block IIB là tên lửa đánh chặn SM-3 (còn gọi là RIM-161A) được chế tạo dựa trên nguyên mẫu của loại SM-2 Block IV, có tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt 160km, chỉ phù hợp đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Còn tên lửa SM-2 ngoài khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, nó cũng có khả năng bắn hạ cả máy bay giống PAC-3 và S-500 của Nga nhưng tầm bắn thấp hơn nhiều, chỉ bắn hạ được mục tiêu trong khoảng 200 km, bằng 1/3 của S-500.

Các phiên bản kế tiếp của SM-3 (kể cả SM-3 Block IIB) chủ yếu là những giải pháp công nghệ chứ không có đột biến về tham số kỹ thuật, nên 2 chỉ tiêu về tầm bắn và độ cao đánh chặn của các thế hệ SM-3 và SM-2 đều thấp hơn nhiều so với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa S-500 của Nga.

Ngoài tính năng phòng không siêu việt, khả năng phòng thủ tên lửa của S-500 được công ty Almaz-Antei bí mật nghiên cứu và thử nghiệm đã lâu, đến khi S-500 sắp được triển khai, Nga mới tiết lộ thông tin trên.

S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km, độ cao tối đa 185km, thời gian chuyển đổi mục tiêu kế tiếp chỉ mất 3-4 giây.

Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar của S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band có phạm vi phủ sóng vượt trội so với S-400, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-900km.

Xét về đơn lẻ từng hệ thống, SM-2 và PAC-3 có tính năng lưỡng dụng tương tự S-500 nhưng cơ bản vẫn thiên về phòng thủ tên lửa, các tham số kỹ thuật thấp hơn nhiều, SM-3 có tầm bắn và độ cao tiệm cận S-500 nhưng chỉ đánh chặn tên lửa đạn đạo có quỹ đạo bay xác định, không có khả năng tấn công máy bay tàng hình, có quỹ đạo bay khó lường như S-500.

Như vậy, tính năng của S-500 đã tích hợp được tất cả những ưu điểm của PAC-3, SM-2 và SM-3, cả 3 hệ thống của Mỹ chưa có tham số nào ngang bằng S-500.

Mặc dù vậy, Nga vẫn đưa ra tuyên bố, nước này sẽ phải chế tạo hệ thống phòng thủ tối tân hơn Mỹ.

Clip hệ thống S-400 hủy diệt máy bay tàng hình Mỹ:

Theo Mỹ Đức

Đất Việt