1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Sắp va chạm tàu chiến liên tục Nga-NATO tại Biển Đen

Theo RIA Hovosti, trong thời gian tới Nga sẽ sớm phải đối mặt với rất nhiều cuộc va chạm với tàu chiến NATO ở Biển Đen.

Theo RIA Hovosti, trong thời gian tới Nga sẽ sớm phải đối mặt với rất nhiều cuộc va chạm với tàu chiến NATO ở Biển Đen do sự xuất hiện và tăng cường sức mạnh lực lượng Nga càng ngày nhiều làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước đồng minh và khu vực, ​​chuyên gia của công ty phân tích quân sự Mỹ Stratfor cho biết.

Năm 2014 Crimea đã trở thành một phần của Nga, cán cân lực lượng ở Biển Đen đã thay đổi.

Ukraine bị đẩy ra khỏi “đấu trường”, trong khi đó Moscow đã không ngừng tăng cường sức mạnh hạm đội Hải quân.

Sắp va chạm tàu chiến liên tục Nga-NATO tại Biển Đen - 1

Sau khi sát nhập Crimea, Nga không ngừng bổ sung và tăng cường lực lượng cho hạm đội Biển Đen, điều này dẫn tới tầm quan trọng của khối các nước đồng minh NATO bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa lợi ích của khối. Vì vậy NATO và Mỹ tăng cường các chính sách ngăn chặn Nga ở châu Âu.

“NATO phải chú ý đến bản Công ước Montreux 1936 về hạn chế trọng tải, số lượng và thời gian lưu trú của các tàu chiến nước ngoài ở Biển Đen, tuy nhiên lực lượng của các nước đồng minh có thể đi vòng quanh giới hạn và được bổ sung cho hạm đội của mình các tàu từ các nước khác và được theo dõi chúng”.

Chính vì vây “tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, sẽ diễn ra vào ngày 8-9/7 ở Warsaw, sẽ thảo luận khả năng tăng cường lực lượng Hải quân chung của các nước đồng minh ở Biển Đen” các chuyên gia giải thích.

Sắp va chạm tàu chiến liên tục Nga-NATO tại Biển Đen - 2

Cũng theo quan điểm của chuyên gia, không phải tất cả các quốc gia thành viên NATO ủng hộ ý tưởng của việc tăng sức mạnh trong khu vực. Trong nội bộ NATO hiện tại cũng chia làm hai trường phái.

Một bên tiêu biểu có Romania, họ tích cực ủng hộ việc tăng cường sức mạnh và một bên có Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ ý định hạn chế hơn sức mạnh ở khu vực, có thể những nước này không muốn gây thù với Nga”, nhà phân tích nói.

Chúng ta nhớ lại rằng “trước đó Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ủng hộ nồng nhiệt việc tăng cường lực lượng của NATO ở Biển Đen, nhưng trong những tuần gần đây thì Ankara đã và đang cố gắng để bình thường hóa quan hệ với Moscow”.

So sánh các lực lượng hải quân trong khu vực, các nhà phân tích kết luận rằng số lượng các tàu của Nga vượt trội NATO. Ngoài ra, Nga hiện còn đang tích cực phục hồi, hiện đại hóa các hạm đội tàu ngầm.

Về bản chất Moscow không thể dựa vào công ước Montreux về chế độ của các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, các điều khoản của công ước này là nguồn gốc bất hòa trong những năm qua, đặc biệt chúng ảnh hưởng đến sự tăng cường lực lượng của Nga tới Địa Trung Hải và NATO sẽ tìm cách để lờ đi những giới hạn và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Hải quân trong khu vực.

Tuy nhiên vị trí trận địa của Nga có một lợi thế đáng kể so với các đồng minh sau khi bán đảo Crimean sát nhập vào Nga.

Theo Nguyễn Giang

Đất Việt