1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ông Emmerson Mnangagwa và hành trình từ vệ sĩ thành Tổng thống Zimbabwe

(Dân trí) - Ông Emmerson Mnangagwa, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Zimbabwe hôm nay, đã song hành cùng người tiền nhiệm Robert Mugabe suốt hàng chục năm qua từ vai trò của vệ sĩ riêng cho tới vị trí người đàn ông quyền lực nhất quốc gia châu Phi này.


Sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 24/11, ông Mnangagwa chính thức “đặt dấu chấm hết” 37 năm lãnh đạo đất nước Zimbabwe của ông Mugabe. Từng là người đồng chí, người trợ tá đắc lực, ông Mnangagwa đã đồng hành cùng ông Mugabe từ khi ông chỉ đóng vai trò là một người vệ sĩ, cho đến khi nắm giữ những vai trò lãnh đao cao cấp và trở thành Phó Tổng thống Zimbabwe vào năm 2014. (Ảnh: Reuters)

Sau lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 24/11, ông Mnangagwa chính thức “đặt dấu chấm hết” 37 năm lãnh đạo đất nước Zimbabwe của ông Mugabe. Từng là người đồng chí, người trợ tá đắc lực, ông Mnangagwa đã đồng hành cùng ông Mugabe từ khi ông chỉ đóng vai trò là một người vệ sĩ, cho đến khi nắm giữ những vai trò lãnh đao cao cấp và trở thành Phó Tổng thống Zimbabwe vào năm 2014. (Ảnh: Reuters)


Ông Mnangagwa, 75 tuổi, sinh ra ở Zvishavane, một thị trấn ở miền trung Zimbabwe với ngành nghề chính là khai mỏ. Khi tuổi còn nhỏ, ông đã phải cùng gia đình tháo chạy sang Zambia vì cha ông tham gia các phong trào phản đối người da trắng đến định cư trong vùng. (Ảnh: Getty)

Ông Mnangagwa, 75 tuổi, sinh ra ở Zvishavane, một thị trấn ở miền trung Zimbabwe với ngành nghề chính là khai mỏ. Khi tuổi còn nhỏ, ông đã phải cùng gia đình tháo chạy sang Zambia vì cha ông tham gia các phong trào phản đối người da trắng đến định cư trong vùng. (Ảnh: Getty)

Ông từng bị đuổi học ở Zambia do tham gia vào phong trào độc lập. Theo BBC, ông từng được đào tạo trong trường quân đội ở Trung Quốc và Ai Cập. Ông cũng từng theo học ở trường Tư tưởng Bắc Kinh. Theo Guardian, trong hàng chục năm qua, ông vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và con trai ông cũng đã từng học ở đây. (Ảnh: AP)
Ông từng bị đuổi học ở Zambia do tham gia vào phong trào độc lập. Theo BBC, ông từng được đào tạo trong trường quân đội ở Trung Quốc và Ai Cập. Ông cũng từng theo học ở trường Tư tưởng Bắc Kinh. Theo Guardian, trong hàng chục năm qua, ông vẫn giữ mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và con trai ông cũng đã từng học ở đây. (Ảnh: AP)

Vào tuổi 16, ông Mnangagwa từng tham gia đánh bom một đoàn tàu. Ông từng bị kết án 10 năm tù và đã bị tra tấn trong tù. Theo NYT, lẽ ra ông cùng với những người lên âm mưu đã bị hành quyết nhưng nhờ có sự can thiệp của một linh mục, ông đã được tha tội tử hình. Với những hình phạt và tra tấn tàn bạo trong tù, ông Mnangagwa đã bị mất một bên thính giác. Theo Times, ông đã dành thời gian trong tù để theo học bằng luật trường đại học Zambia cho đến khi được thả. (Ảnh: AP)
Vào tuổi 16, ông Mnangagwa từng tham gia đánh bom một đoàn tàu. Ông từng bị kết án 10 năm tù và đã bị tra tấn trong tù. Theo NYT, lẽ ra ông cùng với những người lên âm mưu đã bị hành quyết nhưng nhờ có sự can thiệp của một linh mục, ông đã được tha tội tử hình. Với những hình phạt và tra tấn tàn bạo trong tù, ông Mnangagwa đã bị mất một bên thính giác. Theo Times, ông đã dành thời gian trong tù để theo học bằng luật trường đại học Zambia cho đến khi được thả. (Ảnh: AP)

Theo NYT, ông Mnangagwa sau đó đã tham gia Phong trào giải phóng Zimbabwe ở Mozambique vào những năm 1970. Tại đây, ông đã gặp ông Mugabe và trở thành vệ sĩ kiêm trợ lý riêng. Ông đã cùng đồng hành với ông Mugabe cho đến ngày phong trào thành công. Biệt danh “cá sấu” của ông ra đời trong khoảng thời gian này. Ảnh: Một người ủng hộ ông Mnangagwa giơ chú cá sấu nhồi bông, biệt danh của ông. (Ảnh: Reuters)
Theo NYT, ông Mnangagwa sau đó đã tham gia Phong trào giải phóng Zimbabwe ở Mozambique vào những năm 1970. Tại đây, ông đã gặp ông Mugabe và trở thành vệ sĩ kiêm trợ lý riêng. Ông đã cùng đồng hành với ông Mugabe cho đến ngày phong trào thành công. Biệt danh “cá sấu” của ông ra đời trong khoảng thời gian này. Ảnh: Một người ủng hộ ông Mnangagwa giơ chú cá sấu nhồi bông, biệt danh của ông. (Ảnh: Reuters)


Sau khi Zimbabwe giành được độc lập, ông Mnangagwa được ông Mugabe tin tưởng và bổ nhiệm vào nhiều vị trí quan trọng, trong đó có vị trí Phó Tổng thống năm 2014. Ông từng giữ chức Bộ trưởng An ninh Quốc gia, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Quốc phòng và một vài vị trí khác. (Ảnh: Reuters)

Sau khi Zimbabwe giành được độc lập, ông Mnangagwa được ông Mugabe tin tưởng và bổ nhiệm vào nhiều vị trí quan trọng, trong đó có vị trí Phó Tổng thống năm 2014. Ông từng giữ chức Bộ trưởng An ninh Quốc gia, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Quốc phòng và một vài vị trí khác. (Ảnh: Reuters)


Quan hệ giữa ông Mugabe và ông Mnangagwa đã xấu đi sau sự kiện ông Mnanagagwa bị sa thải hồi đầu tháng khỏi vị trí Phó Tổng thống dưới chính quyền ông Mugabe, động thái được cho là “dọn đường” cho vợ ông Mugabe có thể danh chính ngôn thuận thay thế chồng lãnh đạo đất nước. Ông Mugabe cáo buộc ông Mnangagwa ám hại ông bằng tà thuật. Tuy nhiên, hành động này dường như đã khiến ông Mugabe phải trả giá khi quân đội đã vùng lên giành quyền kiểm soát đất nước và khiến ông Mugabe mất hết quyền lực sau 1 đêm. (Ảnh: Reuters)

Quan hệ giữa ông Mugabe và ông Mnangagwa đã xấu đi sau sự kiện ông Mnanagagwa bị sa thải hồi đầu tháng khỏi vị trí Phó Tổng thống dưới chính quyền ông Mugabe, động thái được cho là “dọn đường” cho vợ ông Mugabe có thể danh chính ngôn thuận thay thế chồng lãnh đạo đất nước. Ông Mugabe cáo buộc ông Mnangagwa ám hại ông bằng tà thuật. Tuy nhiên, hành động này dường như đã khiến ông Mugabe phải trả giá khi quân đội đã vùng lên giành quyền kiểm soát đất nước và khiến ông Mugabe mất hết quyền lực sau 1 đêm. (Ảnh: Reuters)

Ông Mnangagwa buộc phải trốn sang Nam Phi sau khi bị sa thải vì các nhân viên an ninh cảnh báo ông có thể bị ám sát. (Ảnh: Reuters)
Ông Mnangagwa buộc phải trốn sang Nam Phi sau khi bị sa thải vì các nhân viên an ninh cảnh báo ông có thể bị ám sát. (Ảnh: Reuters)

Theo BBC, sau khi chính biến diễn ra, ông Mnangagwa đã công khai kêu gọi ông Mugabe từ chức. Ông cũng cảm ơn quân đội vì đã tiến hành cuộc chuyển giao quyền lực “không đổ máu”. (Ảnh: AP)
Theo BBC, sau khi chính biến diễn ra, ông Mnangagwa đã công khai kêu gọi ông Mugabe từ chức. Ông cũng cảm ơn quân đội vì đã tiến hành cuộc chuyển giao quyền lực “không đổ máu”. (Ảnh: AP)

Ngày hôm nay, ông Mnangagwa đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại sân vận động quốc gia Harare với sự tham dự của Tổng thống Zambia Edgar Lungu, Tổng thống Mozambique Felipe Nyusi, và Tổng thống Botswana Ian Khama. Trong diễn văn, ông cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế và tạo công ăn việc làm tại Zimbabwe trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức 90%. (Ảnh: BBC)
Ngày hôm nay, ông Mnangagwa đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại sân vận động quốc gia Harare với sự tham dự của Tổng thống Zambia Edgar Lungu, Tổng thống Mozambique Felipe Nyusi, và Tổng thống Botswana Ian Khama. Trong diễn văn, ông cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế và tạo công ăn việc làm tại Zimbabwe trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức 90%. (Ảnh: BBC)

Đức Hoàng

Theo Business Insider