1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nga sẽ có chiến lược mới sau quyết định rút quân khỏi Kherson?

Thanh Thành

(Dân trí) - Nga được cho là đã tính toán kỹ khi rút quân khỏi Kherson để vừa bảo toàn sinh mạng binh sĩ trước hỏa lực HIMARS của Ukraine, có thể vừa dồn lực cho một chiến dịch mới vào mùa xuân tới.

Nga sẽ có chiến lược mới sau quyết định rút quân khỏi Kherson? - 1

Sân bay ở Kherson bị hư hại sau nhiều tháng giao tranh liên miên (Ảnh: Reuters).

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 9/11 đã ra lệnh rút các lực lượng khỏi bờ Tây sông Dnieper ở Kherson theo đề nghị của tướng Sergei Surovikin, Tổng chỉ huy chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Đây đươc xem là một kết quả đã được dự đoán do các tuyến tiếp tế quá căng và dễ bị tổn thương khi hỗ trợ lực lượng quy mô lớn của Nga ở phía Tây sông Dnieper.

Vào tháng 8/2022, Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp hệ thống HIMARS với độ chính xác 4m và tầm bắn 80km cho các lực lượng Ukraine để nhắm vào lực lượng Nga đang nắm quyền ở Kherson.

Ukraine đã liên tục dùng hệ thống pháo phản lực HIMARS để bắn phá các cây cầu bắc qua sông Dnieper kể từ tháng 9. Các cuộc tấn công bằng pháo kích của Ukraine làm nhiều cây cầu bắc qua con sông này bị sập hoặc hư hỏng. Thực tế này khiến Nga gặp khó khăn lớn trong việc tiếp tế nhiên liệu, đạn dược và lương thực cho binh sĩ đóng ở bờ Tây sông Dnieper.

Tướng Surovikin cũng đã báo cáo với Bộ trưởng Shoigu rằng, gần 80-90% tên lửa nhằm vào các đường tiếp tế của Nga khiến lực lượng công binh phải sửa chữa, khôi phục hoạt động vượt sông gần như hàng ngày.

"Trong những điều kiện như thế này, thành phố Kherson và các khu định cư xung quanh không thể được cung cấp đầy đủ và duy trì hoạt động", tướng Surovikin tuyên bố.

Tướng Surovikin cũng viện dẫn mối lo đập thủy điện Kakhovskaya bị đối phương phá hoại bằng các cuộc tập kích tên lửa. Vì nếu đập vỡ sẽ gây ngập lụt ở hạ nguồn dẫn đến thương vong đáng kể cho dân thường và khiến lực lượng quân sự Nga bị cô lập hoàn toàn.

Mở đường cho chiến lược mới?

Quyết định rút khỏi Kherson của Nga được đánh giá là đúng đắn hợp lý vì điều này sẽ chấm dứt việc Ukraine tận dụng lợi thế địa lý để làm tiêu hao lực lượng Nga.

Đây cũng là một quyết định mang lại cơ hội hòa bình như tuyên bố của tướng  Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đưa ra vào ngày 9/11.

Theo nhận định của tướng Milley, "Nga có thể tận dụng chiến lược rút lui để thiết lập lại quân đội sẵn sàng cho một cuộc tấn công vào mùa xuân tới, nhưng "cũng có một cơ hội ở đây, một cơ hội để đàm phán hòa bình".

Các chuyên gia quân sự cũng nhấn mạnh, quyết định của Nga không phải là một bước lùi mới mà đó là sự kết thúc một chiến lược để bắt đầu một chiến lược khác. Giờ đây, Nga có thể tập trung vào việc đạt được các mục tiêu số 1 trong chiến dịch quân sự đặc biệt đã nêu rõ ràng: giải phóng Donbass, phi hạt nhân hóa và phi quân sự hóa.

Nga nỗ lực giữ thành phố Kherson và các khu vực khác trên hữu ngạn sông Dnieper với hy vọng sẽ tạo thế cho một cuộc tấn công vào Odessa để cắt quyền tiếp cận của Ukraine đối với Biển Đen và lập một hành lang nối với vùng Transnistria ly khai ở Moldova. Đó là mục tiêu số 1 của Moscow.

Vì vậy, việc nắm quyền kiểm soát Kherson không phải là mục đích của Nga. Và quyết định rút khỏi bờ Tây sông Dnieper sẽ không đe dọa đến an ninh hành lang đất liền nối tới bán đảo Crimea.

Và thực tế là sông Dnieper cũng sẽ gây cản trở Ukraine trong chiến dịch tiến về phía Đông khi Nga rút đi.

Khi rút quân như vậy, bên cạnh việc giảm tổn thất cho mình, Nga cũng có thể kích thích quân Ukraine tiến sâu vào hệ thống phòng ngự của Moscow để từ đó có điều kiện phục kích như nhận định từ nhà phân tích quân sự Oleg Zhdanov.

Bản thân Ukraine cũng đang lo lắng về khả năng Nga rút lui nhằm dụ quân Ukraine bước vào một trận chiến đô thị khốc liệt, và vì vậy giới lãnh đạo Ukraine vẫn còn nhiều hoài nghi về động thái này của Nga.

Ngoài ra, sau khi rút quân, Nga sẽ có điều kiện tập trung lực lượng cho mặt trận phía Bắc và ổn định tiền tuyến. Nga có thể chuyển hướng từ mục tiêu mở rộng vùng kiểm soát sang mục tiêu ban đầu của họ là "phi quân sự hóa Ukraine" và gây đột biến trên chính trường Kiev theo hướng có lợi cho Nga, tiến tới đàm phán hòa bình.

Ngoài ra, sau khi bảo vệ được Donbass, Nga có thể tập trung toàn lực vào việc phi quân sự hóa và phi quân sự hóa Ukraine. Moscow sẽ không thể phi quân sự hóa hoặc phi quân sự hóa Ukraine bằng cách nắm quyền kiểm soát nhiều vũng lãnh thổ hơn nữa. Kiểm soát càng nhiều lãnh thổ càng tốt cũng không phải là mục đích của Moscow khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Thật vậy, làm như vậy có thể khiến lực lượng Nga dễ thất bại hơn. Nếu không, nó có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh kéo dài và khiến Nga vào tình thế khó khăn hơn nhiều.

Theo EurAsia Times

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm